Page 90 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 90

Viêm họng đỏ                        Liên cầu nhóm A

                  Viêm amidan                         Liên cầu nhóm A, tụ cầu, vi khuẩn kỵ khí

                  Nhiễm khuẩn răng miệng              Liên cầu, Actinomyces, vi khuẩn kỵ khí

                  Nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở           Phế cầu, Haemophylus influenzae, tụ cầu,

                  cộng đồng                           Klebsiela, Mycoplasma
                  Viêm bàng quang chưa biến           E. coli, Proteus mirabilis, Klebsiela

                  chứng

                  Nhiễm khuẩn tiết niệu có biến       Klebsiela, Enterobacter, Pseudomonas, Proteus

                  chứng mắc phải ở bệnh viện          indol

                  Trứng cá, chốc lở, mụn mủ…          Tụ cầu, liên cầu nhóm A

               2.2. Lựa chọn kháng sinh có dược động học phù hợp để bảo đảm nồng độ tác dụng
               tại vị trí nhiễm khuẩn mà không gây hại cho người bệnh

                     Muốn điều trị thành công thì nồng độ kháng sinh tại vị trí nhiễm khuẩn phải đủ để ức

               chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn mà không gây hại cho người bệnh. Điều này phụ thuộc vào mức

               độ hấp thu và phân bố của kháng sinh.

                     Mức độ hấp thu của kháng sinh theo đường uống rất khác nhau. Các kháng sinh

               nhóm penicilin hấp thu kém trong khi các kháng sinh nhóm fluoroquinolon lại hấp thu rất

               tốt (sinh khả dụng đường uống thường đạt trên 80%). Cũng cần lưu ý đến tương tác thuốc

               với thức ăn để tránh làm giảm sinh khả dụng; ví dụ: các kháng sinh nhóm penicilin, các
               kháng sinh nhóm macrolid nên dùng xa bữa ăn, các kháng sinh nhóm quinolon không được

               dùng cùng các thực phẩm giàu calci, uống cùng với sữa hoặc các kháng acid (antacid). Tuy

               nhiên, khi điều trị nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn nặng, không có kháng sinh nào

               dùng theo đường uống bảo đảm được đủ nồng độ điều trị, do đó những trường hợp này ưu

               tiên chọn đường tiêm.
                     Khả năng phân bố thuốc vào các tổ chức bị bệnh rất khác nhau trong đó có những

               tổ chức rất khó thấm thuốc như hàng rào máu - não. Ví dụ các tetracyclin, fluoroquinolon,

               cloramphenicol, metronidazol, rifampicin... thấm được vào dịch não tủy kể cả khi màng

               não không bị viêm, nhưng có những kháng sinh, ví dụ các cephalosporin thế hệ 1, 2, các

               aminoglycosid vẫn không đạt đủ nồng độ điều trị ngay cả khi màng não bị viêm. Khả năng

               thấm sẽ được cải thiện hơn khi bị viêm, ví dụ: kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 (trừ
               cefoperazon) đạt đủ nồng độ điều trị trong dịch não tủy khi bị viêm.

                            Bảng 22. Khả năng thấm của một số kháng sinh vào dịch não tủy
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95