Page 91 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 91
Đạt nồng độ điều trị Co-trimoxazol, cloramphenicol, rifampicin, metronidazol
Đạt nồng độ điều trị Penicilin G, ampicilin ± sulbactam, ticarcilin ± acid clavulanic,
chỉ khi màng não bị cefotaxim, ceftriaxon, ceftazidim, imipenem, meropenem,
viêm vancomycin, aztreonam, ofloxacin, ciprofloxacin
Không đạt nồng độ Aminoglycosid, cefoperazon, clindamycin, cephalosporin thế
điều trị hệ 1, 2
Với các trường hợp tác nhân gây bệnh là vi khuẩn nội bào (intracellular) như
Salmonella, Brucella, Toxoplasma, Listeria, M. tuberculosis... cần lựa chọn kháng sinh có
khả năng thâm nhập tốt vào trong tế bào như các kháng sinh nhóm fluoroquinolon, nhóm
macrolid, isoniazid, trimethoprim - sulfamethoxazol, rifampicin. Với các kháng sinh đã
được lựa chọn thì mức liều và nhịp đưa thuốc để bảo đảm được chỉ số Hiệu quả/An toàn
cao lại phụ thuộc vào các đặc tính “Dược động học/Dược lực học” - PK/PD
(Pharmacokinetics/Pharmacodynamics) của thuốc. Ví dụ các kháng sinh beta-lactam thuộc
nhóm “kháng sinh phụ thuộc thời gian” và có tác dụng hậu kháng sinh (PAE) ngắn nên
nhịp đưa thuốc thường được chia nhiều lần để bảo đảm thời gian thuốc có nồng độ trên
MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) khoảng 40 - 50% khoảng cách liều; trái lại các kháng sinh
nhóm aminoglycosid thuộc nhóm “kháng sinh phụ thuộc nồng độ” và có tác dụng hậu
kháng sinh (PAE) dài nên nhịp đưa thuốc thường chỉ một lần mỗi ngày để bảo đảm được
tỷ lệ nồng độ đỉnh trên nồng độ ức chế tối thiểu (C /MIC) cao (khoảng 8 - 10).
peak
Đặc tính dược động học còn cho biết đường thảỉ trừ chính của thuốc. Điều này được
áp dụng trong điều trị; ví dụ: ceftriaxon, cefoperazon, ampicilin thải trừ ở dạng còn hoạt
tính qua mật nên được ưu tiên dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường mật. Mặt khác,
đường thải trừ sẽ là điểm cần lưu ý khi tỷ lệ thuốc còn hoạt tính cao dẫn đến khả năng gây
độc cho cơ quan bài xuất. Trường hợp này cần thận trọng hoặc phải giảm liều trên những
người bệnh có chức năng gan thận còn yếu (trẻ nhỏ) hoặc bị suy giảm do tuổi tác (người
cao tuổi) hoặc do bệnh lý (suy gan thận).
Muốn điều trị thành công, kháng sinh phải thấm được vào ổ nhiễm khuẩn, như vậy
người thầy thuốc phải nắm vững các đặc tính dược động học của thuốc để lựa chọn kháng
sinh thích hợp.
Bảng 23. Khả năng thấm ưu tiên của một số kháng sinh
TT Cơ quan, tổ chức Kháng sinh