Page 88 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 88
lại chỉ có tác dụng với một số loại vi khuẩn nhất định; do đó, trước khi quyết định sử dụng
một loại kháng sinh nào đó cần phải thực hiện các bước sau:
1.2.1. Thăm khám lâm sàng
Bao gồm việc đo nhiệt độ, phỏng vấn và thăm khám cho bệnh nhân. Đây là bước
quan trọng nhất và phải làm trong mọi trường hợp.
Vì sốt là dấu hiệu điển hình khi có nhiễm khuẩn nên việc đo nhiệt độ góp phần quan
trọng để khẳng có nhiễm khuẩn hay không. Sốt do vi khuẩn thường gây tăng thân nhiệt
o
o
trên 39 C trong khi sốt do virus chỉ có nhiệt độ khoảng 38-38,5 C. Tuy nhiên cũng có
những trường hợp ngoại lệ như: nhiễm khuẫn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân
quá già yếu thì có thể có sốt nhẹ. Trái lại, bệnh nhân nhiễm virus quai bị, thủy đậu, sốt xuất
o
huyết, bại liệt… có thể thân nhiệt tăng trên 39 C. Vì vậy việc thăm khám lâm sàng và
phỏng vấn bệnh nhân giúp cho thầy thuốc dự đoán được tác nhân gây bệnh qua đường thâm
nhập của vi khuẩn.
1.2.2. Các xét nghiệm lâm sàng thường quy
Các xét nghiệm lâm sàng thường quy cũng là phương tiện trợ giúp người thầy thuốc
chẩn đoán rất hiệu quả. Bao gồm công thức máu, nước tiểu, X quang và các chỉ số sinh hoá
khác...
1.2.3. Tìm vi khuẩn gây bệnh
Tìm vi khuẩn gây bệnh là bắt buộc trong trường hợp nhiễm khuẩn rất nặng như nhiễm
khuẩn máu, viêm màng não, thương hàn... khi mà thăm khám lâm sàng không tìm thấy dấu
hiệu đặc trưng hoặc khi điều trị không hiệu quả do vi khuẩn kháng kháng sinh.
Tuy nhiên trong thực tế khó có thể xác định chính xác ngay vi khuẩn gây bệnh để
thiết lập phác đồ điều trị bằng kháng sinh vì xét nghiệm bệnh phẩm tìm vi khuẩn cần thời
gian ít nhất vài ngày, điều này làm chậm tiến trình điều trị; hơn nữa kết quả xét nghiệm
lại phụ thuộc nhiều vào năng lực của từng phòng xét nghiệm và không phải lúc nào cũng
cho kết quả như mong đợi.
2. LỰA CHỌN KHÁNG SINH HỢP LÍ
Lựa chọn kháng sinh hợp lý phải đạt được các tiêu chí sau:
- Có phổ tác dụng phù hợp với vi khuẩn gây bệnh.
- Có dược động học phù hợp để bảo đảm nồng độ tác dụng tại vị trí nhiễm khuẩn
mà không gây hại cho người bệnh.
- Phù hợp với cơ địa, sinh lý và bệnh lý mắc kèm ở người bệnh.
2.1. Lựa chọn kháng sinh có phổ tác dụng phù hợp với vi khuẩn gây bệnh