Page 89 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 89

Phổ tác dụng của kháng sinh liệt kê các vi khuẩn mà kháng sinh đó có tác dụng, kháng

               sinh được lựa chọn phải có hoạt lực cao với chủng vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên sau 1 thời

               gian sử dụng có thể phát sinh hiện tượng vi khuẩn kháng kháng sinh, vì thế cần quan tâm
               đến thống kê dịch tễ về vi khuẩn học tại địa phương đó để lựa chọn đúng kháng sinh trước

               khi có kết quả xét nghiệm về vi khuẩn. Những trường hợp này thường dùng kháng sinh

               phổ hẹp trừ khi có triệu chứng và dấu hiệu nặng đe dọa tính mạng.

                     Lựa chọn kháng sinh tốt nhất là dựa vào độ nhạy cảm của vi khuẩn qua phân lập vi

               khuẩn và làm kháng sinh đồ. Tuy nhiên, thực tế phải mất ít nhất 3 ngày để làm việc này
               nên không thể thực hiện với mọi trường hợp. Với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng

               hoặc khi điều trị > 3 ngày mà không thấy kết quả, lúc này phân lập vi khuẩn và làm kháng

               sinh đồ sẽ giúp điều chỉnh lại phác đồ điều trị theo kinh nghiệm ban đầu. Với những trường

               hợp có thể lấy được bệnh phẩm (máu, đờm, mủ tai, phết họng...), những phương pháp phát

               hiện nhanh vi khuẩn từ bệnh phẩm được khuyến khích như các phương pháp nhuộm Gram,
               phát hiện kháng nguyên bằng phản ứng miễn dịch (ELISA).

                     Nguyên nhân dẫn đến sử dụng kháng sinh không có hiệu quả có thể là lựa chọn kháng

               sinh không phù hợp với loại vi khuẩn hoặc độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh. Khi điều

               trị không có kết quả, cần phân biệt đề kháng thật và đề kháng giả để có hướng xử trí.

                     Trường hợp đề kháng thật (vi khuẩn tạo enzym phá hủy kháng sinh, đẩy kháng sinh
               ra ngoài hoặc tạo enzym biến đổi kháng sinh) thì cần phải tăng liều kháng sinh hoặc phối

               hợp kháng sinh.

                     Trường hợp đề kháng giả: dùng kháng sinh kìm khuẩn cho người bệnh suy giảm miễn

               dịch;  chọn kháng sinh có dược động học không phù hợp, khả năng phân bố vào ổ nhiễm

               khuẩn kém nên không đạt nồng độ điều trị (thường gặp khi nhiễm khuẩn ở các tổ chức khó
               thấm thuốc như màng não, thủy dịch ở mắt...); hoặc điều kiện tại ổ nhiễm khuẩn không

               thuận lợi cho tác dụng của kháng sinh như pH thấp, có ổ áp xe nung mủ lớn... Những

               trường hợp này nên thay kháng sinh khác cho phù hợp.

                     Dựa vào thăm khám lâm sàng và tuỳ theo vị trí nhiễm khuẩn (bảng 16), người thầy

               thuốc có thể dự đoán khả năng nhiễm khuẩn căn cứ vào phổ kháng sinh mà lựa chọn cho
               thích hợp.



                         Bảng 21. Một số ví dụ về định hướng mầm bệnh theo vị trí nhiễm khuẩn

                        Vị trí nhiễm khuẩn               Vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh nhất
   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94