Page 71 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 71
NYHA Mô tả
Không hạn chế hoạt động thể lực. Vận động thể lực thông thường không
I
gây mệt, khó thở hay hồi hộp.
Hạn chế nhẹ hoạt động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi; vận động
II
thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực
Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi
III
nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng
Không vận động thể lực nào không gây khó chịu. Triệu chứng cơ năng của
IV suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm
triệu chứng cơ năng gia tăn
2.1.3. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến suy tim
2.1.3.1. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp có thể là yếu tố nguy cơ thay đổi quan trọng nhất đối với suy tim.
Người huyết áp cao có nguy cơ phát triển suy tim nhiều hơn người có huyết áp bình thường.
Tăng huyết áp tâm trương và đặc biệt là huyết áp tâm thu có nguy cơ nguy cơ lớn đối với
sự phát triển suy tim. Tỷ lệ suy tim cao hơn ở những người có huyết áp cao, người cao tuổi
và thời gian tăng huyết áp kéo dài. Vì vậy, chiến lược kiểm soát tăng huyết áp là một phần
quan trọng trong hoạt động y tế công cộng để phòng ngừa suy tim.
2.1.3.2. Bệnh chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa bao gồm: béo phì vùng bụng, tăng triglyceride máu, giảm
lipoprotein tỉ trọng cao, tăng huyết áp và tăng đường huyết. Béo phì và kháng insulin là
yếu tố nguy cơ quan trọng đối với sự phát triển của suy tim. Bệnh đái tháo đường làm tăng
rõ rệt khả năng phát triển suy tim ở những người bệnh không có bệnh về cấu trúc tim và
gây ảnh hưởng xấu đến việc điều trị của người bệnh suy tim.
2.1.3.3. Bệnh xơ vữa động mạch
Người bệnh có bệnh xơ vữa động mạch được biết đến (các bệnh mạch mạch vành,
bệnh mạch máu não và bệnh mạch ngoại vi) có khả năng phát triển suy tim.
2.2. Phác đồ điều trị suy tim mạn tính