Page 70 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 70
muốn chủ yếu liên quan đến thuốc chẹn β là suy giảm nội tiết, mệt mỏi và giảm khả năng
tập luyện. Thuốc chẹn cả và β giao cảm như labetalol được sử dụng rộng rãi đường tiêm
tĩnh mạch cho các trường hợp tăng huyết áp cấp và được sử dụng đường uống trong điều
trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.
2. SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY TIM
2.1. Kiến thức chung về bệnh suy tim
2.1.1. Định nghĩa bệnh suy tim
Suy tim là hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi các triệu chứng điển hình (như khó thở,
phù mắt cá chân và mệt mỏi), có thể kèm theo một số dấu hiệu (như tăng áp lực tĩnh
mạch, phù ngoại vi) gây ra do các bất thường về cấu trúc và/hoặc chức năng của tim, kết
quả làm giảm cung lượng tim và tăng áp lực trong tim khi nghỉ ngơi hoặc căng thẳng.
Các định nghĩa hiện nay về suy tim vẫn tập trung vào giai đoạn bệnh nhân có triệu
chứng lâm sàng. Trước khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng này, bệnh nhân có thể có
các bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của tim (như giảm chức năng thất trái) mà
không có triệu chứng kèm theo. Việc phát hiện các dấu hiệu này đóng vai trò rất quan
trọng bởi chúng liên quan tới tiên lượng của bệnh nhân và điều trị sớm khi phát hiện ra
các bất thường này, làm giảm tỷ lệ tử vong trên bệnh nhân suy giảm chức năng thất trái
nhưng chưa có triệu chứng.
2.1.2. Phân loại bệnh suy tim
2.1.2.1. Phân loại suy tim theo phân suất tống máu
Bệnh nhân suy tim được phân loại dựa trên phân suất tống máu thất trái (LVEF) trên
siêu âm như sau:
- Suy tim phân suất tống máu giảm (HFrEF) hay: LVEF < 40%.
- Suy tim phân suất tống máu trung gian (HFmrEF): LVEF 40 – 49%.
- Suy tim phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF): LVEF ≥50%
Suy tim phân suất tống máu giảm (HFrEF) được gọi là suy tim tâm thu và suy tim
phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF) được gọi là suy tim tâm trương.
2.1.2.2. Phân loại suy tim theo triệu chứng cơ năng
Phân loại suy tim của Hội Tim mạch New York dựa trên triệu chứng cơ năng và
khả năng gắng sức của bệnh nhân. Cách phân loại này đơn giản, tiện dụng nhưng tương
đối chủ quan. Các tổn thương hoặc bất thường chức năng tim có thể không thể hiện
tương ứng với triệu chứng cơ năng của bệnh nhân.
Bảng 14. Phân loại suy tim theo Hội Tim mạch New York (NYHA)