Page 74 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 74
làm tăng kali máu hoặc giảm liều thuốc lợi tiểu nếu không có dấu hiệu của
quá tải dịch. Nếu kali và creatinin trong máu của bệnh nhân vẫn tăng mặc dù
đã hiệu chỉnh liều các thuốc dùng kèm, thì cân nhắc giảm một nửa liều thuốc
ƯCMC hoặc thuốc CTTA đang dùng và kiểm tra lại kết quả sinh hóa sau 1 –
2 tuần.
+ Trong trường hợp kali máu > 5,5 mmol/L; creatinin máu tăng > 100% so với
thời điểm trước khi sử dụng thuốc hoặc creatinin máu > 310 µmol/L (MLCT
< 20 mL/phút/1,73 m2), nên ngừng sử dụng thuốc ƯCMC hoặc thuốc CTTA.
- Huyết áp thấp
+ Thông thường, bệnh nhân sử dụng thuốc ƯCMC hoặc thuốc CTTA có HA
thấp nhưng không có triệu chứng thì không cần thay đổi liều thuốc ƯCMC
hoặc thuốc CTTA. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu tụt
HA (chóng mặt, đau đầu) hoặc HATT < 90 mmHg, cần phải đánh giá lại phác
đồ thuốc ƯCMC hoặc thuốc CTTA.
+ Xem xét nhu cầu sử dụng các thuốc nitrat, thuốc CKCa và các thuốc giãn
mạch khác; giảm liều hoặc dừng sử dụng các thuốc này nếu được.
+ Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu và triệu chứng của quá tải dịch thì có thể
cân nhắc giảm liều lợi tiểu.
2.2.4.2. Một số TDKMM khi sử dụng thuốc chẹn beta và cách xử trí
- Triệu chứng suy tim nặng lên
+ Nếu bệnh nhân có dấu hiệu của sung huyết hay quá tải dịch, có thể tăng liều
thuốc lợi tiểu hoặc giảm một nửa liều thuốc CB nếu bệnh nhân không đáp
ứng khi đã tăng liều thuốc lợi tiểu.
+ Nếu bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, có thể giảm nửa liều thuốc CB và đánh giá
lại bệnh nhân sau 1 – 2 tuần. Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng suy
tim mức độ nghiêm trọng, có thể ngừng sử dụng thuốc CB và tham khảo ý
kiến của chuyên gia.
- Nhịp tim chậm
Nếu nhịp tim < 50 lần/phút và các triệu chứng suy tim nặng lên, có thể giảm một
nửa liều thuốc CB.
+ Đánh giá lại nhu cầu sử dụng các thuốc làm chậm nhịp tim khác của bệnh
nhân như: digoxin, amiodaron, diltiazem hay verapamil.