Page 45 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 45
Bệnh não do gan có thể xuất hiện ở bệnh gan nặng do một số thuốc có thể làm chức
năng não bị tổn hại thêm ví dụ thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc lợi tiểu mất kali, thuốc
chống táo bón...
5.4. Các thuốc cần thận trọng khi sử dụng cho người bệnh suy giảm chức năng gan
5.4.1. Thuốc kháng sinh
Phần lớn các thuốc kháng sinh gây độc cho gan bằng nhiều cách với các mức độ khác
nhau. Nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, azithromycin...), trong đó
erythromycin gây độc cho gan không xác định; clarithromycin, azithromycin chủ yếu chỉ
làm tăng enzym AST (aminostranferase), bilirubin trong máu kèm theo vàng da tăng bạch
cầu ưa eosin. Kháng sinh tellimycin không chỉ gây độc cho gan theo cơ chế này mà còn
làm tổn thương tế bào gan với tần suất vượt hẳn hai thuốc trên. Tettracyclin dạng uống có
thể gây thâm nhiễm mỡ gan bọng nhỏ, song không gây hậu quả về lâm sàng; tuy nhiên khi
dùng dạng tiêm tĩnh mạch cho nữ mang thai lại có nguy cơ cao gây suy gan. Kháng sinh
kháng nấm griseofulvin gây ứ mật.
Với kháng sinh nhóm beta-lactam (ceftriaxon, cloxacilin...) khi dùng cần theo dõi
chức năng gan ở người bệnh gan, vàng da do ứ mật trong hoặc sau điều trị, thường xảy ra
ở người bệnh nam hoặc người bệnh trên 65 tuổi, một đợt điều trị không nên vượt quá 14
ngày.
Nhóm quinolon (ciprofloxacin) có thể gây viêm gan hoại tử; norfloxacin, ofloxacin
chỉ dùng cho người bệnh gan khi thật cần thiết. Các kháng sinh khác như chloramphenicol
tránh dùng vì tăng nguy cơ ức chế tủy xương, metronidazol cần giảm liều xuống 1/3 ở
người bệnh gan nặng, dùng ngày 1 lần.
5.4.2. Các thuốc nhóm giảm đau chống viêm (NSAID)
Paracetamol rất hại cho gan đặc biệt khi dùng quá liều hoặc quá dày giữa các lần
uống. Paracetamol khi uống sẽ chuyển thành chất trung gian có độc cho gan. Nếu dùng
đúng chỉ định và đúng liều (1 - 2g/ngày) thì chất trung gian ấy sinh ra ít, gan sản xuất đủ
glutathion để hóa giải nên không bị hại. Tuy nhiên, khi dùng liều quá cao (tương đương 8
- 12g/ngày) thì chất trung gian gây độc cho gan sinh ra quá nhiều, gan không thể sản xuất
đủ glutathion để hóa giải nên người sử dụng dễ bị viêm gan cấp (hoại tử gan, tử vong...).
Thuốc chống viêm NSAID như diclofenac có thể gây phù ở người bệnh gan nặng;
các thuốc acetylsalicylic acid, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen, naproxen, meloxicam,
tenoxicam có nguy cơ cao về xuất huyết tiêu hóa.
5.4.3. Các thuốc khác