Page 48 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 48
Vừa 10 - 20 300 - 700
Nặng < 10 > 700
Cần bắt đầu hiệu chỉnh liều lượng của thuốc khi độ thanh thải creatinin dưới 50
ml/phút để tránh sự tích lũy của các thuốc cùng độc tính. Ở người bệnh suy thận, thời gian
bán thải của thuốc được tăng lên, làm thuốc được lưu giữ lâu hơn trong cơ thể. Việc sử
dụng thuốc ở liều quá cao hoặc liều lặp lại đều có thể dẫn đến sự tích lũy của thuốc.
6.3.2. Dựa trên các đặc tính dược động học của thuốc
Các thuốc được hấp thu không đáng kể vào máu thì lượng thuốc được lọc qua thận
cũng ít vì vậy không cần hiệu chỉnh liều ở người bệnh suy thận.
Với một thuốc được chuyển hóa gần như hoàn toàn ở gan, hoặc các chất chuyển hóa
có hoạt tính của thuốc không được thải trừ ở thận, sẽ ít bị ảnh hưởng bởi suy thận, nói cách
khác thuốc không bị tích lũy trong cơ thể. Vì vậy cũng không cần hiệu chỉnh liều dùng đối
với các thuốc này ở người bệnh suy thận.
Liều lượng của thuốc cần được hiệu chỉnh tùy theo chức năng thận khi thuốc đó có
hơn 40-50% lượng thuốc hoặc các chất chuyển hóa có hoạt tính của thuốc, được đào thải
qua thận.
6.3.3. Các cách hiệu chỉnh liều cho người bệnh suy thận
Có 3 cách thức hiệu chỉnh liều:
- Giảm liều
- Tăng khoảng cách giữa các lần đưa thuốc
- Vừa giảm liều vừa kéo dài khoảng cách giữa các lần đưa thuốc.
6.3.3.1. Các trường hợp thường gặp cần có sự giảm liều của thuốc
- Thuốc có khoảng điều trị hẹp (khoảng cách giữa liều điều trị và liều gây độc rất gần)
nên sử dụng thuốc với mức liều bình thường có thể tạo ra nồng độ thuốc có nguy cơ gây
độc tính (ví dụ : digoxin).
- Thuốc có thời gian bán thải ngắn và không tăng lên trên người bệnh suy thận sẽ
được thải trừ nhanh chóng khỏi cơ thể. Vì vậy không cần tăng khoảng cách giữa các lần
đưa thuốc (penicillin).
- Thuốc cần đạt được một nồng độ tối thiểu hoặc không đổi trong huyết tương khi
điều trị. Vì vậy, khoảng cách dùng thuốc phải không được thay đổi, thuốc mới có thể duy
trì nồng độ này.
6.3.3.2. Các trường hợp có thể kéo dài khoảng cách giữa các lần đưa thuốc