Page 49 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 49
- Thuốc có phạm vi điều trị rộng.
- Hoạt động của thuốc có liên quan đến nồng độ đỉnh đạt được. Việc giảm liều sẽ
khiến thuốc không đạt được nồng độ này. Hoặc khi cần kéo dài khoảng cách giữa các lần
đưa thuốc để tránh độc tính hoặc khi thời gian bán thải của thuốc được tăng lên (ví dụ,
gentamicin và các kháng sinh nhóm aminoglycosid), việc mở rộng khoảng cách đưa thuốc
sẽ cho phép thuốc và các chất chuyển hóa có hoạt tính của thuốc được thải trừ khỏi cơ thể.
6.3.3.3. Các trường hợp kết hợp giảm liều và kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng
Phương pháp kết hợp vừa giảm liều và vừa kéo dài khoảng thời gian giữa các lần
dùng thường được áp dụng nhiều hơn nhằm đảm bảo nồng độ điều trị. Ví dụ việc dùng một
thuốc ở liều bình thường cách nhau 15 giờ sẽ gây khó khăn cho người bệnh đảm bảo dùng
thuốc đúng giờ. Việc giảm liều và chuyển sang dùng thuốc cách 12 giờ sẽ dễ áp dụng trên
thực tế hơn.
Các cephalosporin, metronidaz có thể vừa tăng khoảng cách giữa các lần đưa thuốc
vừa giảm liều của thuốc.
6.4. Các thuốc KHÔNG cần hiệu chỉnh liều trên người bệnh suy thận
Thuốc chẹn kênh calci
Các thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC): Fosinipril
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II
Các thuốc chẹn β: Carvédilol, labétalol, métoprolol, pindolol, propranolol
Các Opioid: Butorphanol, fentanyl
Các thuốc ức chế bơm proton: Omeprazol, pantoprazol, lansoprazol.
6.5. Các thuốc cần sử dụng THẬN TRỌNG trên người bệnh suy thận
- Các thuốc kháng virus: acyclovir, valacyclovir, ganciclovir. Các thuốc này có thể
gây độc cho thần kinh (run, rối loạn ý thức, co giật, bệnh não).
- Các kháng sinh:
Penicillin và các cephalosporin: gây độc cho thần kinh (bệnh lý thần kinh, thờ ơ, co
giật, bệnh não)
Erythromycin: gây độc tính trên tai có thể gặp ở suy thận giai đoạn cuối. Ưu tiên dùng
azithromycin do thuốc này không cần thiết hiệu chỉnh liều.
Tetracyclin: nguy cơ nhiễm toan, tăng nito ure (BUN). Chống chỉ định khi người
bệnh có độ thanh thải creatinin (ClCr) < 10mL/phút.