Page 50 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 50

- Các thuốc điều trị Gout: allopurinol có thể gây quá mẫn, viêm thận kẽ, colchicin

               (điều trị ngắn ngày) làm tăng nguy cơ độc với myelin khi dùng dài ngày. Thuốc này chỉ

               dùng trong thời gian ngắn khi có cơn kịch phát.
                     - Thuốc điều trị tiểu đường: glyburid và gliclazid  làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.

               Cần hiệu chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng. Nếu người bệnh thường xuyên có hạ đường

               huyết, chuyển sang dùng gliclazid. Metformin có nguy cơ gây nhiễm toan lactic (tuy hiếm

               gặp, nhưng tỷ lệ tử vong là 30-50%). Chống chỉ định khi người bệnh có ClCr < 30mL/phút

                     - Các thuốc kháng receptor histamin H2: ranitidin và famotidin: ảnh hưởng lên hệ
               thần kinh trung ương gây rối loạn ý thức, bồn chồn, buồn ngủ.

                     - Các dẫn chất Opioid: codein, morphin, hydromorphon: có nguy cơ tích lũy của các

               chất chuyển hóa làm gia tăng đáng kể các tác dụng không mong muốn như ảo giác, giật

               rung cơ, bồn chồn, buồn ngủ, buồn nôn, nôn. Với các thuốc này, nên bắt đầu bằng liều

               thấp, thay đổi 2 opioid cho nhau giữa các tuần để tăng khả năng thải trừ chất chuyển hóa.
                     - Các chất ức chế men chuyển angiotensin: có nguy cơ làm giảm đáng kể huyết áp

                                   +
               động mạch, tăng K  máu, ngoại trừ fosinopril là thuốc không cần hiệu chỉnh liều.
                     - Các thuốc chẹn β: acebutolol, atenolol, bisoprolol, nadolol, sotalol: nguy cơ làm

               giảm đáng kể huyết áp động mạch, chậm nhịp, rối loạn dẫn truyền, tăng K+ máu.

                     - Các fibrat: bezafibrat, clofibrat làm giảm chức năng thận (có thể hồi phục), gây tích
               lũy làm tăng độc tính trên myelin. Các thuốc này nên bắt đầu bằng liều thấp, theo dõi tỷ

               lên creatinin và creatin kinase

                     - Digoxin: làm giảm thể tích phân bố trên người bệnh suy thận giai đoạn cuối, do đó

               làm tăng độc tính. Nên dùng thuốc này với liều thấp hơn, luôn giám sát nồng độ thuốc

               trong máu.
               6.6. Các thuốc không dùng trên người bệnh suy thận

                     Natri biphosphat dùng uống hoặc rửa ruột có thể gây mất cân bằng điện giải nặng.

               Nên thay thế bằng polyethyleneglycol hoặc rửa ruột bằng dầu khoáng.

                     Meperidin có nguy cơ tích lũy các chất chuyển hóa có thể gây độc tính trên thần kinh

               (bệnh thần kinh, mê sảng, co giật). Độc tính không hồi phục khi dùng naloxon. Không
               dùng quá một liều ở người bệnh suy thận giai đoạn cuối.

                     Colchicin: làm tăng nguy cơ độc với myelin khi dùng dài ngày. Chỉ nên dùng trong

               thời gian ngắn khi có cơn kịch phát

                     Nitrofurantoin: Không có hiệu quả khi ClCr < 60mL/phút.
   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55