Page 46 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 46

Thuốc chữa đái tháo đường (glibenclamid, gliclazid, metformin...) chống chỉ định với

               trường hợp suy tế bào gan, các bệnh gan khác tránh dùng vì có thể gây vàng da.

                     Thuốc chống ung thư (methothrexat) không dùng cho người nhiễm khuẩn nặng ở gan,
               tác dụng không mong muốn có thể gặp là xơ gan (nếu dùng hàng ngày liên tục). Một phần

               nhỏ thuốc còn đọng rất lâu ở gan và thận sau nhiều tuần.

                     Các  thuốc  kháng  histamin  (clorpheniramin,  promethazin,  diphenhydramin,

               dimenhydrinat) thì cần thận trọng lựa chọn thuốc với từng trường hợp bệnh gan cụ thể.

                     Thuốc  lợi  tiểu  nhóm  thiazid  và  thuốc  lợi  tiểu  quai:  dùng  furosemid,
               hydrochlorothiazid dễ dẫn đến tình trạng thiếu kali huyết có thể thúc đẩy hôn mê.

                     Các thuốc điều trị hen (aminophylin, theophylin), nếu người có bệnh gan dùng phải

               giảm liều.

                     Thuốc điều trị loét dạ dày, tá tràng (omeprazol, cimetidin, ranitidin) có thể gây tác

               dụng không mong muốn khó chịu cho người bệnh gan.
                     Thuốc chống nấm (ketoconazol, griseofulvin) tránh dùng ở người bệnh gan nặng...

                     Corticoid vốn không có tính độc với gan. Tuy nhiên, do corticoid giữ nước nên khi

               dùng cho người viêm gan bị phù, cổ trướng thì làm nặng thêm tình trạng này.

                     Nhóm diệt ký sinh trùng: Thuốc sốt rét (amiodiaquin, mepraquin) gây rối loạn chức

               năng gan; thuốc giun (thiabenzol) vừa gây rối loạn chức năng gan, vừa gây ứ mật.
                     Thuốc  giảm  đau  nhóm  opi  như  morphin,  pethidin,  fentanyl,  dextropropoxyphen,

               codein, dextromethorphan...có thể gia tăng hôn mê ở người bệnh gan.

                     Thuốc chống đông máu đường uống: warfarin.

                     Thuốc chống tăng mỡ máu nhóm statin: simvastatin.

               6. SỬ DỤNG THUỐC CHO NGƯỜI BỆNH SUY GIẢM CHỨC NĂNG THẬN
               6.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc cho người bệnh bị suy giảm chức

               năng thận

                     Hầu hết các thuốc đều được bài xuất qua thận. Việc suy giảm chức năng thận có thể

               gây ra nhiều trở ngại trong việc dùng thuốc điều trị, bởi những lý do dưới đây:

                     Suy thận gây ứ trệ tuần hoàn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tăng thể tích phân bố của
               các thuốc tan nhiều trong nước, làm kéo dài thời gian bán thải, tăng nguy cơ tích lũy thuốc.

                     Suy thận cũng gây giảm lượng protein huyết tương, dẫn đến tăng tỷ lệ thuốc ở dạng

               tự do, gây tăng độc tính. Nguyên nhân này ảnh hưởng đến các thuốc có tỷ lệ liên kết cao

               với protein huyết tương và đặc biệt nguy hiểm với các thuốc có phạm vi điều trị hẹp. Hậu

               quả sẽ nghiêm trọng hơn nếu gặp tương tác thuốc theo cơ chế phân bố.
   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51