Page 40 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 40
Rượu, thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin ACE, androgen, thuốc chống động
kinh (cCTTAamazepin, phenyltoin, acid valproic), thuốc trị ung thư (cyclophosphamid,
methotrexat), iod, isotretinoin, lithi, warfarin, griseofulvin, sulfamid, tetracyclin,
metronidazol, vitamin A liều rất cao...
2.4.2. Một số thuốc gây độc đối với mẹ
Reserpin, spironolacton, triateren, amphetamin, cloramphenicol, ergometrin, quinin,
quinidin…
2.5. Các thuốc phụ nữ có thai không nên dùng
Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: các bCTTAiturat, các benzodiazepin, rượu.
Thuốc giảm đau, chống viêm: aspirin, indomethacin, naproxen...
Thuốc giảm đau, gây nghiện và dẫn chất opiat: dextropropoxyphen..
Thuốc chống đau nửa đầu: ergotamin
Thuốc kháng sinh: các aminosid, cloramphenocol, dapson, rifampicin, sulfamid,
tetracyclin, trimethoprim, cotrimoxazol.
Thuốc chống sốt rét: quinin, primaquin, pyrimethamin.
Thuốc chống viêm corticoid.
Các thuốc lợi niệu thiazid.
Thuốc hạ huyết áp: reserpin, nifedipin, các thuốc chẹn bêta.
Thuốc hormon: androgen, estrogen, progesteron (liều cao).
Các sulfamid hạ đường huyết.
Thuốc giãn cơ trơn phế quản: aminophyllin.
Vitamin A (liều cao), vitamin K (liều cao).
3. SỬ DỤNG THUỐC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ CHO CON BÚ
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bài tiết thuốc qua sữa mẹ
Thải trừ thuốc qua sữa mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Liều lượng thuốc mà người mẹ dùng, số lần dùng thuốc trong ngày và t1/2 của
thuốc.
- Lượng sữa mà trẻ đã bú, sự liên quan giữa giờ trẻ bú sữa và thời điểm mẹ dùng
thuốc.
3.2. Một số lưu ý khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú
Một số thuốc có độc tính cao người mẹ dùng có khả năng gây hại cho trẻ do bị bài
tiết qua sữa (ergotamin), bên cạnh đó có những thuốc lại ảnh hưởng tới việc tiết sữa của
người mẹ.