Page 36 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 36
Sự chuyển hoá ↓ chuyển hoá Hệ enzym chuyển hoá chưa đầy đủ
thuốc
Sự bài tiết thuốc ↑ Thời gian tồn tại thuốc ↑ t1/2
1.2. Một số nguyên tắc dùng thuốc ở trẻ em
1.2.1. Lựa chọn thuốc thích hợp
Ở trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh, có nhiều tác dụng không mong muốn của thuốc xuất hiện
mà không thấy xuất hiện ở người lớn, chẳng hạn:
Liều cao aspirin, paracetamol làm tăng thân nhiệt ở trẻ sơ sinh.
Làm chậm lớn với tetracyclin và các thuốc corticoid.
Làm xám răng vĩnh viễn với tetracyclin.
Tăng áp lực sọ não làm lồi thóp với các thuốc coritcoid, acid nalidixic, vitamin A, D
quá liều, nitrofurantoin.
Làm vàng da với, sulfamid, vitamin K.
Dậy thì sớm với nội tiết androgen.
Độc đối với não với hexaclorophen.
Do đó với đối tượng trẻ em thường được khuyên lựa chọn các thuốc đã có thời gian
lưu hành đủ dài vì đã có đủ thông tin thu thập.
1.2.2. Lựa chọn đường dùng thích hợp
Thuốc dùng đường uống là sự lựa chọn thích hợp nhất đối với trẻ em. Trường hợp
trẻ bị bệnh nặng, nôn hoặc ỉa chảy thì mới dùng đường tiêm.
Nên tránh tiêm bắp vì dễ gây đau cho trẻ và khó biết chính xác sinh khả dụng để lựa
chọn liều dùng thích hợp cho trẻ.
1.2.3. Lựa chọn dạng bào chế thích hợp
Dạng thuốc uống thích hợp cho trẻ là dạng thuốc lỏng (siro, hỗn dịch, nhũ dịch,
thuốc uống nhỏ giọt...) hoặc thuốc đạn.
Các loại thuốc nước pha sẵn khá phù hợp với trẻ nhỏ song lượng đường nhiều quá
có khả năng gây sâu răng. Vì vậy khi phải dùng thuốc dài ngày nên tránh các loại thuốc có
đường.
Đối với các đơn thuốc có chỉ định dùng thuốc với liều lượng dưới 5 ml, cần một
bơm hút chia thể tích, không nên cho thuốc nào vào trong bình sữa vì thuốc có thể tương
tác với sữa hoặc thức ăn. Mặt khác trẻ có thể không sử dụng hết liều lượng thuốc vì không
dùng hết sữa hoặc thức ăn.