Page 25 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 25

theophylin, gentamicin, amikacin, digoxin... từ đó làm tăng nồng độ thuốc trong máu dẫn

               đến ngộ độc.

               2.2.3. Thay đổi chuyển hoá của thuốc tại gan
                     Tương tác loại này gặp phải khi phối hợp các thuốc chuyển hóa qua gan và gây hậu

               quả nghiêm trọng với những thuốc có phạm vi điều trị hẹp. Hoạt tính enzym gan là một

               thông số chủ yếu để quyết định sự chuyển hoá của thuốc trong cơ thể. Hoạt tính này thay

               đổi dưới tác động của thuốc và được chia làm 2 loại:

                     Thuốc làm tăng hoạt tính enzym gan, nghĩa là làm tăng quá trình sinh chuyển hoá của
               thuốc, gọi là thuốc cảm ứng enzym (enzym inducer).

                     Thuốc làm giảm hoạt tính enzym gan gọi là thuốc ức chế enzym (enzym inhibitor).

                           Bảng 3. Phân loại một số thuốc gây cảm ứng và ức chế enzym gan

                       Thuốc cảm ứng enzym                    Thuốc ức chế enzym

                       BCTTAituric  (đặc  biệt  là            Rượu,  ở  liều  rất  cao  hay  ở  liều  thấp  hơn,
                 phenobCTTAital)         gluthetimid,  nhưng dùng dài ngày có tác dụng như chất cảm

                 thuốc       chống       co       giật  ứng  enzym,  cloramphenicol,  các  estrogen,  các

                 (diphenylhydantoin),  kháng  sinh  chất  estro  –  progestogen  dùng  đường  uống,

                 (rifampicin),  spironolacton,  thuốc  diltiazem, disulfiram,  cimetidin (ở mức độ thấp

                 tăng đồng hoá, ethanol, thuốc diệt  hơn  là  ranitidin),  valproat,  erythromycin,
                 côn trùng có clo (DDT)…                isoniazid, verapamil, các thuốc kháng nấm azol…

                     Các  thuốc  cần  lưu  ý  khi  phối  hợp  với  các  chất  trên  là  các  hormon  (tuyến  giáp,

               corticoid, estrogen...), theophylin, thuốc chống động kinh (phenytoin, cCTTAamazepin),

               thuốc chống đông máu dạng uống (warfarin), thuốc hạ đường huyết (tolbutamid), thuốc

               tim mạch (nifedipin, propranolol). Ví dụ:
                     Bệnh  nhân  được  điều  trị  bằng  thuốc  kháng  vitamin  K  và  dùng  đều  đặn  các

               bCTTAituric, khi ngừng dùng bCTTAituric phải giảm liều các thuốc kháng vitamin K (loại

               bỏ cảm ứng enzym) vài ngày sau đó.

                     PhenobCTTAital  làm  giảm  hoạt  tính  trị  liệu  của  phenytoin,  digoxin,  metoprolol,

               propranolol, quinidin…
                     Rifampicin làm giảm nồng độ của ketoconazol, giảm tác dụng tránh thai của thuốc

               tránh thai đường uống chứa estrogen.

                     Chloramphenicol làm tăng tác dụng chống co giật của phenytoin.

                     Erythromycin làm tăng tác dụng hạ đường huyết của tolbutamid…

               2.2.4. Thay đổi bài xuất thuốc qua thận
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30