Page 24 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 24

Các kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn chí ở ruột, làm giảm tốc độ tổng hợp

               vitamin K của vi khuẩn, làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông loại kháng vitamin

               K (warfarin, acenocoumarol…).
               2.2.1.4. Do tạo phức khó hấp thu giữa 2 thuốc dùng phối hợp

                                                                                                        3+
                                                                                       2+
                                                                                 3+
                                                                                             2+
                                                                                                   2+
                     Phối hợp các thuốc có chứa ion kim loại hoá trị cao như Al , Ca , Mg , Fe , Fe ...,
               phức chất giữa ion kim loại và thuốc sẽ không qua được niêm mạc ruột và cản trở hấp thu.
                                                                                        2+
               Ví dụ, kháng sinh nhóm tetracyclin, quinolon tạo muối chelat với Fe (FeSO4), hậu quả
               làm cho cả tetracyclin, quinolon và FeSO4 bị giảm tác dụng.
                     Cholestyramin có vai trò cố định cholesterol trong thức ăn, nhằm hạn chế sự hấp thu

               và giảm lượng cholesterol trong máu, có thể tạo phức với thyroxin, digoxin, warfarin…

               làm giảm hấp thu các thuốc này.
               2.2.1.5. Do cản trở cơ học, tạo lớp màng ngăn sự tiếp xúc của thuốc với niêm mạc ống tiêu

               hoá
                     Tương tác loại này thường do các thuốc bao che niêm mạc tiêu hoá như Kaolin, các

                        3+
               muối Al , Sucralfat, ... tạo ra làm khó hấp thu các thuốc khác.
                     Nếu gặp những trường hợp này, biện pháp giải quyết là uống hai loại thuốc này cách

               xa nhau tối thiểu 2 giờ để tránh sự tiếp xúc giữa chúng.

               2.2.2. Do thay đổi phân bố của thuốc trong cơ thể
               2.2.2.1. Tương tác do cạnh tranh gắn với protein huyết tương

                      Chỉ có dạng thuốc tự do mới có tác dụng dược lý, dạng tự do mới có thể được
               phân phối ở các mô. Dạng liên kết giống như một kho dự trữ và nhả dần thuốc ra dạng tự

               do khi nồng độ thuốc tự do bị giảm.

                     Thuốc có ái lực với protein mạnh hơn sẽ đẩy thuốc kia ra khỏi vị trí liên kết, làm cho

               nồng độ thuốc bị đẩy ra ở dạng tự do tăng đặc biệt là các thuốc có phạm vi điều trị hẹp và

               có tỷ lệ liên kết với protein cao (trên 80%). Ví dụ:
                     Thuốc chống đông máu dạng uống (AVK) như warfarin, dicoumarol...

                     Thuốc chống đái đường dạng uống như tolbutamid, cCTTAutamid...

                     Thuốc chống ung thư, đặc biệt là methotrexat.

                     Các thuốc đẩy được 3 loại thuốc trên mạnh nhất là miconazol, các NSAID (aspirin,

               phenylbutazon).
               2.2.2.2. Tương tác do làm thay đổi thể tích dịch ngoại bào

                     Các thuốc lợi tiểu có tác dụng làm giảm thể tích dịch ngoại bào (furosemid, thiazid...)

               do vậy làm thay đổi phân bố của những thuốc tan nhiều trong nước mà có độc tính cao như
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29