Page 26 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 26

Các thuốc bị ảnh hưởng nhiều là các thuốc bài xuất chủ yếu qua thận ở dạng còn hoạt

               tính. Có 2 cơ chế chính:

               2.2.4.1. Thay đổi pH nước tiểu
                     Khi một thuốc làm thay đổi pH nước tiểu, nó sẽ làm thay đổi độ ion hoá của thuốc

               dùng kèm từ đó làm thay đổi độ bài xuất của thuốc đó. Ví dụ:

                     Các antacid, các thuốc giảm tiết acid gây kiềm hóa nước tiểu nên:
                     + Làm tăng thải trừ các thuốc có bản chất acid yếu (bCTTAiturat, salicylat…) dẫn tới

               giảm tác dụng. Dựa vào điều này, khi bị ngộ độc thuốc ngủ nhóm bCTTAiturat, người ta

               truyền dịch NaHCO3 để kiềm hoá nước tiểu làm tăng bài xuất bCTTAiturat.

                     + Làm giảm thải trừ các thuốc có bản chất base (quinidin, theophylin…) dẫn đến

               nguy cơ tích lũy, ngộ độc.
                     Ngược lại, vitamin C liều cao (> 2g) lại gây acid hoá nước tiểu làm tăng thải trừ các

               alcaloid làm giảm tác dụng, và kéo dài thời gian tồn tại của các salicylat dẫn đến tăng nguy

               cơ chảy máu.

               2.2.4.2. Tranh chấp bài tiết tích cực ở ống thận
                     Sự bài tiết ở đây cần phải nhờ chất vận chuyển do đó tương tác ở đây do sự tranh

               chấp gắn với chất vận chuyển để được thải trừ. Ví dụ:

                     Probenecid kéo dài tác dụng của penicillin do cạnh tranh nhau ở ống thận.

                     Các NSAID cạnh tranh thải trừ với methotrexat ở ống thận, làm tăng độc tính của

               methotrexat.
                     Quinidin làm tăng nồng độ của digoxin trong huyết thanh dễ gây ngộ độc.

                     Thiazid làm giảm thải trừ acid uric, do đó nếu dùng lâu ngày có thể gây bệnh Gout.

               3. TƯƠNG TÁC THUỐC - THỨC ĂN - ĐỒ UỐNG

               3.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến thuốc

               3.1.1. Thức ăn làm thay đổi hấp thu thuốc
                     Khi đói, pH dạ dày rất acid (1,7 - 1,8), khi no, pH tăng lên  3 tùy vào chế độ ăn.

               Thuốc sẽ thay đổi hấp thu tùy thuộc vào độ pH, ví dụ aspirin sẽ được hấp thu khi đói nhiều

               hơn sau bữa ăn no. Ngoài ra, mức độ hấp thu thuốc phụ thuộc vào thời gian làm rỗng của

               dạ dày. Nếu uống lúc đói thuốc chỉ lưu ở dạ dày từ 10 - 30 phút. Nếu uống sau bữa ăn, thời

               gian lưu lại dạ dày của thuốc có thể từ 1- 4 giờ.
                     Các thuốc có lợi khi lưu ở dạ dày lâu:

                     + Các thuốc có độ tan kém (propoxyphen, penicilin V) sẽ có thời gian chuyển thành

               dạng tan tốt hơn trước khi chuyển xuống ruột để hấp thu.
   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31