Page 29 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 29

kích thích ở liều nhỏ, ức chế ở liều cao của rượu làm ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của

               thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc chống động kinh.

                     Rượu làm tăng tác dụng không mong muốn như gây viêm loét, chảy máu đường tiêu
               hoá của aspirin, làm tăng độc tính với gan khi dùng với paracetamol.

                     Rượu kết hợp với thuốc kháng hitamin H1 sẽ xuất hiện tác dụng ức chế quá mức ở

               liều thấp.

                     Do tác dụng giãn mạch ngoại vi, nếu uống đồng thời rượu với các thuốc chống tăng

               huyết áp sẽ gây tụt huyết áp đột ngột.
               4. HƯỚNG DẪN THỜI ĐIỂM DÙNG THUỐC HỢP LÝ

               4.1. Nguyên tắc lựa chọn thời điểm uống thuốc

               4.1.1. Dựa vào mục đích của việc dùng thuốc

                     Thuốc dùng cấp cứu trong một số bệnh tim mạch, hen, dị ứng... thì phải dùng ngay

               lập tức.
                     Thuốc an thần, gây ngủ uống trước khi đi ngủ.

                     Thuốc hạ sốt, giảm đau uống khi có sốt, đau.

                     Thuốc kháng sinh dùng khi bị nhiễm khuẩn.

               4.1.2. Dựa vào nhịp sinh lý của cơ thể (dược lý thời khắc)
                     Các  corticoid  nên  uống  vào  buổi  sáng  (6-8h)  vì  đây  là  thời  điểm  nồng  độ

               hydrocortison trong máu đạt cao nhất trong ngày. Uống lúc này sẽ không phá vỡ nhịp sinh

               lý của tuyến thượng thận.

                     Các thuốc kháng acid, chống loét dạ dày nên được uống một liều trước khi đi ngủ, do
               dịch vị thường được tiết nhiều vào ban đêm.

                     Các thuốc tránh thai được uống vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

               4.1.3. Dựa vào khả năng tương tác của thuốc với thức ăn

                     Các thuốc bị ảnh hưởng khả năng hấp thu bởi thức ăn thì phải được xem xét kỹ xem

               tương tác do thức ăn với thuốc này là có lợi hay hại.
                     Các thuốc tăng hấp thu khi có mặt thức ăn thì cần được uống vào bữa ăn.

                     Các thuốc có độc tính cao được tăng hấp thu khi có mặt thức ăn thì không được uống

               vào bữa ăn.

                     Các thuốc bị thức ăn làm giảm hấp thu thì cần uống xa bữa ăn.

                     Các thuốc gây kích ứng tiêu hóa nên uống vào bữa ăn.
               4.1.4. Dựa vào khả năng tương tác giữa thuốc với thuốc
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34