Page 23 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 23

Tương tác dược động học tác động lên các quá trình: Hấp thu; Phân bố; Chuyển hóa

               và Thải trừ ). Hậu quả là sự thay đổi nồng độ của thuốc trong huyết tương làm thay đổi tác

               dụng dược lý hoặc độc tính. Các tương tác loại này không liên quan đến cơ chế tác dụng
               của thuốc nên rất khó đoán trước. Tương tác dược động học có thể do:

                     Thay đổi hấp thu tại vị trí đưa thuốc

                     Thay đổi phân bố của thuốc trong cơ thể

                     Thay đổi chuyển hóa của thuốc tại gan

                     Thay đổi bài xuất thuốc qua thận
               2.2.1. Thay đổi hấp thu tại vị trí đưa thuốc

               2.2.1.1. Do thay đổi pH dạ dày

                     Những thuốc có bản chất acid yếu sẽ hấp thu tốt trong môi trường acid, ngược lại các
               thuốc có bản chất base yếu sẽ hấp thu tốt trong môi trường kiềm. Do đó:

                     Những thuốc gây giảm tiết acid dịch vị (thuốc kháng thụ thể H2, chẹn bơm proton…)

               hoặc trung hòa acid HCl (các antacid) sẽ làm giảm hấp thu các thuốc có bản chất acid yếu

               (aspirin, vitamin C, griseofulvin, ketoconazol, sulfamid, bCTTAiturat….). Ngược lại làm

               tăng hấp thu các thuốc có bản chất base yếu (theophylin, glycosid tim, quinin, diazepam,
               erythromycin…).

                     Những thuốc làm giảm pH dạ dày khi dùng liều cao (acid citric, vitamin C…) làm

               giảm hấp thu các base yếu và tăng hấp thu các thuốc acid yếu.

               2.2.1.2. Do thay đổi nhu động đường tiêu hoá
                     Một thuốc được tống nhanh ra khỏi dạ dày sẽ có lợi cho việc hấp thu, còn một thuốc

               bị tống nhanh ra khỏi ruột sẽ bị giảm hấp thu. Các thuốc tác động lên hệ thần kinh thực vật

               có thể làm tăng hoặc giảm nhu động ruột.

                     Do đó khi dùng thuốc làm tăng nhu động tiêu hóa (thuốc nhuận tràng, thuốc tẩy),
               hoặc các thuốc phong bế hoặc kích thích hệ thần kinh thực vật (adrenalin, propranolol,

               atropin...) thì phải lưu ý đến các thuốc dùng phối hợp như thuốc giải phóng chậm, thuốc

               bao tan ở ruột.

               2.2.1.3. Do biến đổi hệ vi khuẩn đường ruột
                     Có khoảng 40% digoxin dùng bằng đường uống bị chuyển hoá bởi hệ vi khuẩn đường

               ruột thành dạng không hoạt tính. Erythomycin làm đảo ngược tác dụng này do làm phá huỷ

               hệ vi khuẩn đường ruột từ đó làm tăng sự hấp thu digoxin.
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28