Page 20 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 20
Tương tác thuốc là hiện tượng một thuốc bị thay đổi tác dụng hoặc trở thành độc trên
người bệnh khi được sử dụng đồng thời với thuốc khác.
Trong đa số trường hợp, người thầy thuốc chủ động phối hợp thuốc nhằm lợi dụng
tương tác thuốc theo hướng có lợi để tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng không mong
muốn hoặc để giải độc thuốc. Tuy nhiên trong thực tế điều trị, mặt trái của tương tác thuốc
là giảm hiệu quả điều trị, tăng tỷ lệ gặp tác dụng không mong muốn hoặc độc tính được
lưu ý nhiều hơn bởi đây là những hậu quả không định trước có thể dẫn đến thất bại điều trị
và làm tăng tỷ lệ tai biến do thuốc gây ra. Chính vì vậy những hiểu biết về cơ chế tương
tác thuốc là cơ sở để bảo đảm sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn.
1.2. Phân loại tương tác thuốc
Tương tác thuốc - thuốc được chia thành 2 loại:
- Tương tác dược lực học:
+ Tương tác đối kháng
+ Tương tác hiệp đồng
- Tương tác dược động học:
+ Trên quá trình hấp thu
+ Trên quá trình phân bố
+ Trên quá trình chuyển hóa
+ Trên quá trình thải trừ.
1.3. Ý nghĩa lâm sàng của tương tác Thuốc
Sự tương tác các loại thuốc trên thực hành dược lâm sàng có thể gây ảnh hưởng tới
kết quả điều trị. Cụ thể như:
Khi lựa chọn thuốc có thể ứng dụng tác dụng hiệp đồng của các loại thuốc với nhau
nhằm tăng tác dụng của thuốc.
Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của một hoặc nhiều loại thuốc đang sử
dụng. Do đó, người bệnh không đạt được hiệu quả mong muốn trong điều trị. Đặc biệt,
tương tác với các nhóm thuốc kháng sinh làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh, tăng
nguy cơ kháng thuốc. Ví dụ nếu cùng lúc sử dụng hormon tuyến giáp và thuốc ức chế bơm
proton có thể cản trở sự hấp thu hormon tuyến giáp, giảm tác dụng của hormon tuyến giáp.
Tương tác thuốc gây ra tăng độc tính của thuốc hoặc gây những tác dụng nguy hiểm
đối với cơ thể, thậm chí nguy cơ gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời, nhất là khi
kết hợp các nhóm thuốc hay các thuốc với nhau. Ví dụ: nếu kết hợp kháng sinh nhóm