Page 22 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 22
hoặc 2 thuốc corticosteroid (prednisolon – dexamethason) … gây tăng độc tính của thuốc,
trong thực tế các phối hợp này nên tránh.
2.1.2.2. Hiệp đồng trực tiếp nhưng khác thụ thể
Dùng thuốc mê cùng với thuốc giãn cơ cura có thể gây ức chế vận động do cơ chế
trung ương của thuốc mê và cơ chế ngoại biên của thuốc giãn cơ cura.
Propranolol phong bế thụ thể , quinidin làm ổn đinh màng tế bào cơ tim, khi phối
hợp 2 thuốc này gây hiệp đồng trực tiếp chống loạn nhịp tim.
Phối hợp thuốc hạ huyết áp với thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp.
Aspirin – dẫn xuất coumarin làm tăng tác dụng chống đông máu.
Clopromazin khi phối hợp với các thuốc gây mê, thuốc giảm đau, rượu, thuốc ngủ,
an thần… làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của nhóm thuốc dùng kèm một
cách nghiêm trọng.
2.1.2.3. Hiệp đồng vượt mức (tương tác có lợi)
Một số phối hợp thuốc tạo hiệp đồng vượt mức đã được chứng minh và áp dụng trên
lâm sàng như:
Phối hợp sulfamethoxazol và trimethoprim trong công thức thuốc kháng khuẩn
Bactrim (Co-trimoxazol, Biseptol…).
Thuốc phòng sốt rét Fansidar (sulfadoxin + pyrimethamin).
Phối hợp các thuốc điều trị lao: INH, rifampicin, streptomycin, ethambutol…
Phối hợp 2 kháng sinh nhóm -lactam và aminosid cho tác dụng hiệp đồng vượt mức,
ứng dụng trong các nhiễm khuẩn nặng.
Một vài chế phẩm phối hợp kháng sinh: Augmetin (acid clavulanic + amoxicilin);
Timentin (acid clavulanic + ticarcilin); Unasyn (sulbactam + ampicilin)…
2.1.2.4. Hiệp đồng làm tăng độc tính
Tương tác làm tăng độc tính xảy ra khi phối hợp các thuốc có cùng cơ chế tác dụng
(hiệp đồng) hoặc cùng kiểu độc tính dẫn đến làm tăng tác dụng không mong muốn và độc
tính trên cùng một cơ quan.
NSAID – Glucocorticoid: làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.
Gentamicin – streptomicin: làm tăng nguy cơ gây suy thận và điếc.
Procainamid – aminosid: gây nhược cơ nặng.
Digoxin – thuốc lợi tiểu hạ kali: làm hạ kali quá mức, tăng độc tính trên tim của
digoxin.
2.2. Tương tác dược động học