Page 30 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 30
Thường được cân nhắc đối với các thuốc có thể có tương tác lẫn nhau ở giai đoạn hấp
thu và thường được giải quyết bằng cách uống cách xa nhau tối thiểu là 2 giờ.
4.2. Các thời điểm để uống thuốc
4.2.1. Uống xa bữa ăn (1/2 - 1 giờ trước khi ăn hoặc 1 - 2 giờ sau khi ăn)
Thuốc bao niêm mạc để điều trị loét như: Sucralfat (uống trước khi ăn 1 giờ để tạo
màng che chở dạ dày trước khi thức ăn có mặt).
Các antacid uống 1 giờ sau khi ăn để trung hòa lượng acid thừa sau khi đã tiêu hóa
hết thức ăn.
Các thuốc không nên giữ lại lâu trong dạ dày như: các thuốc kém bền trong môi
trường acid, các loại viên bao tan trong ruột hoặc các thuốc giải phóng chậm.
Các thuốc bị giảm hấp thu do thức ăn: ampicillin, penicillin, INH, rifampicin,
erythromycin ...
4.2.2. Uống lúc no (trong hoặc ngay sau bữa ăn)
Các thuốc kích thích sự bài tiết dịch tiêu hoá như rượu bổ khai vị, enzym tiêu hóa
pepsin, enzym tuyến tụy pancreatin ... nên uống trước ăn 10 - 15 phút.
Những thuốc kích ứng mạnh đường tiêu hoá như: doxycyclin, kháng sinh nhóm
quinolon, NSAID, muối kali, quinin…
Các thuốc hấp thu quá nhanh lúc đói như: levamisol, diazepam, levodopa, các kháng
histamin H1...
Những thuốc được thức ăn làm tăng hấp thu, hoặc do thức ăn làm chậm di chuyển
thuốc nên kéo dài thời gian hấp thu như: các vitamin, các viên nang amoxicilin, cephalexin,
sulfamid…
4.2.3. Uống vào thời điểm tùy ý
Là thuốc uống bất cứ lúc nào trong ngày đều được do thuốc không bị thức ăn làm
giảm hoặc chậm hấp thu: theophylin, amoxicilin, digoxin...
4.2.4. Thuốc nên uống buổi sáng, ban ngày
Các thuốc kích thích thần kinh trung ương, các thuốc lợi tiểu.
Các corticoid nên uống vào buổi sáng (6 - 8 giờ).
Các thuốc chống lao nên uống tất cả cùng một lúc vào buổi sáng.
4.2.5. Các thuốc nên uống vào buổi tối, trước khi đi ngủ
Các thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1.
Các thuốc kháng acid, chống loét dạ dày.