Page 21 - Giáo trình môn học Dược lâm sàng
P. 21

macrolid (erythromycin, clarithromycin) cùng lúc với thuốc hạ huyết áp, nhóm thuốc chẹn

               kênh calci như amlodipin, niffedipin ... có thể gây tụt huyết áp và suy thận cấp.

               2. CÁC TƯƠNG TÁC THUỐC – THUỐC
               2.1. Tương tác dược lực học

                     Tương tác dược lực học chiếm phần lớn các tương tác gặp phải trong điều trị. Thường

               gặp khi phối hợp 2 hay nhiều thuốc có tác dụng dược lý hoặc tác dụng không mong muốn

               tương tự hoặc đối kháng lẫn nhau. Nếu có kiến thức đầy đủ về các tác dụng dược lý hoặc

               tác dụng không mong muốn của thuốc thì người thầy thuốc có thể hoàn toàn kiểm soát
               được các tương tác loại này.

               2.1.1. Tương tác đối kháng

               2.1.1.1. Đối kháng có cạnh tranh
                     Đây là tương tác xảy ra khi chất chủ vận (agonist) và chất đối kháng (antagonist) cạnh

               tranh với nhau ở cùng một nơi của thụ thể (receptor), hậu quả làm giảm hoặc mất tác dụng

               của thuốc. Ví dụ: pilocarpin – atropin (thụ thể M); histamin – promethazin (thụ thể H1);

               histamin – cimetidin (thụ thể H2); isoprenalin – propranolol (thụ thể )…

                     Đôi khi người ta sử dụng các tương tác kiểu này để giải độc thuốc, ví dụ dùng chống
               độc hoặc cai nghiện morphin (hoặc heroin, các opiat…) có thể dùng naloxon (tiêm) hoặc

               naltrexon (uống) do đối kháng ở thụ thể morphinic.

               2.1.1.2. Đối kháng không cạnh tranh

                     Chất đối kháng có thể tác động lên thụ thể ở vị trí khác với chất chủ vận hoặc chất
               đối kháng làm cho thụ thể biến dạng, qua đó thụ thể sẽ giảm ái lực với chất chủ vận. Ví dụ:

                     Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, các corticoid làm tăng glucose máu nên làm giảm tác

               dụng hạ đường huyết của thuốc uống điều trị đái tháo đường.

                     Các kháng sinh nhóm -lactam có tác dụng ở pha phân bào của vi khuẩn (ức chế sự

               tổng hợp vách tế bào vi khuẩn), nếu phối hợp cùng với 1 kháng sinh có cơ chế làm chậm

               sự phân bào (tetracyclin, cloramphenicol…) thì tác dụng của -lactam sẽ bị hạn chế phần
               nào.

                     Phối hợp vitamin K với thuốc uống chống đông máu làm giảm tác dụng của thuốc

               chống đông; theophylin, chè … làm giảm tác dụng gây buồn ngủ của thuốc ngủ, an thần…

               2.1.2. Tương tác hiệp đồng

               2.1.2.1. Hiệp đồng ở cùng thụ thể
                     Xảy  ra  khi  phối  hợp  các  thuốc  cùng  nhóm,  ví  dụ  khi  các  kháng  sinh  nhóm

               aminoglycosid (gentamicin – amikacin) hoặc 2 thuốc nhóm NSAID (aspirin – diclofenac);
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26