Page 26 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 26
Chủ yếu hỏi có hay không có phát sốt, sợ lạnh? Thời gian ngắn hay dài? Mức độ
nặng hay nhẹ? Các triệu chứng kèm theo? Có hay không có mồ hôi, tính chất và
lượng nhiều hay ít?
+ Bệnh mới bắt đầu có phát sốt, sợ lạnh là ngoại cảm biểu chứng
+ Lúc có cảm giác nóng, lúc có cảm giác lạnh là hàn nhiệt vãng lai.
+ Sốt cao, không sợ lạnh, có ra mồ hôi, nước tiểu vàng sẫm, đại tiện táo, miệng
khát, chất lưỡi đỏ là lý thực nhiệt
+ Bệnh kéo dài, thường hay sốt âm ỉ về buổi chiều (triều nhiệt), ngực và lòng
bàn tay lòng bàn chân có cảm giác nóng (ngũ tâm phiền nhiệt), kèm theo gò má
đỏ, môi khô, đạo hãn (ra mồ hôi trộm) là biểu hiện âm hư sinh nội nhiệt.
+ Sợ lạnh, chân tay lạnh, hơi thở ngắn gấp (đoản khí), người mệt mỏi vô lực, tự
ra mồ hôi (tự hãn) là dương hư.
+ Một số tính chất đặc biệt của mồ hôi:
- Mồ hôi vàng: thấp nhiệt; dính nhớt: vong âm (bệnh nặng).
- Mồ hôi nhiều ở nửa người: trúng phong.
- Mồ hôi nhiều không dứt, người và chân tay lạnh: thoát dương.
3.2. Hỏi về đầu, thân mình, tứ chi, ngực, bụng: là hỏi về vị trí, đặc điểm, tính
chất và thời gian diễn biến của bệnh, tuỳ vị trí đau để tìm tổn thương tạng phủ,
kinh lạc.
* Đầu :
- Đau đầu liên tục, chủ yếu ở hai bên thái dương, kèm theo phát sốt, sợ
lạnh... đa số là do ngoại cảm
- Đau đầu khi đau, khi ngừng, thường kèm theo có hoa mắt, chóng mặt,
không nóng, không lạnh... đa số là do nội thương
- Đau nhiều hoặc chỉ ở một bên đầu thuộc về nội phong, huyết hư
- Đau đầu kèm hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ, miệng đắng... là do can đởm
hoả mạnh
- Đau đầu kèm hoa mắt chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực, thở ngắn
gấp, không có lực... do khí huyết hư nhược
* Thân mình, tứ chi:
26