Page 31 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 31

- Mạch có bệnh: khi có bệnh mạch có thể thay về vị trí nông sâu, về tốc độ

                  nhanh chậm, về cường độ có lực hay không có lực, theo qui luật hay không theo

                  qui luật, có những loại mạch kết hợp cả mấy mạch trên gọi là kiêm mạch.

                      - Mạch phù bệnh ở biểu, mạch trầm bệnh ở lý, mạch sác là mạch nhanh > 90

                  lần/ 1 phút, mạch phù và mạch sác bệnh biểu nhiệt. Mạch trì mạch chậm< 60lần/

                  1 phút. Mạch trì hữu lực là thực chứng do lạnh. Mạch trì vô lực thuộc lý  chứng,

                  hàn do dương hư.

                  4.2. Sờ nắn (xúc chẩn): để xem vị trí và tính chất của bệnh tật, thường sờ nắn

                  vùng bụng, tứ chi, da thịt (bì phu, cơ nhục) để tìm các biểu hiện bất thường.

                  * Sờ vùng bụng (phúc chẩn):

                  - Bụng đau, ấn xuống đau giảm là thiện án, thuộc hư chứng, ấn xuống đau tăng

                  là cự án, thuộc thực chứng.

                  - Có u cục ở bụng, cứng, có hình thể dưới tay là huyết ứ; mềm, di động, ấn tan,

                  không có hình thể dưới tay là khí trệ

                  - Bụng dưới: nóng, chân tay lạnh là giả hàn; lạnh, chân tay lạnh là nội hàn; ấm,

                  chân tay lạnh là ngoại hàn


                  * Sờ da thịt (bì phu và cơ nhục): chủ yếu để tìm hiểu độ ấm - lạnh
                  - Da: nhuận hay khô, có mồ hôi hay không, lạnh hay nóng


                         Da mới sờ thấy nóng, ấn sâu và để lâu bớt dần là nhiệt ở biểu.
                         Xem có phù, nổi gai, ban chẩn, nốt phỏng không?


                  - Cơ nhục: có co cứng cơ là thực chứng, cơ mềm hay nhẽo là hư chứng
                  * Sờ tứ chi:


                  - Mu bàn tay, lưng nóng là ngoại cảm phát sốt

                  - Lòng bàn tay, bàn chân ấm nóng hơn mu là âm hư sinh nội nhiệt.

                  - Tay chân lạnh là dương hư

                  - Trẻ em sốt cao, đầu chi lạnh có thể xuất hiện co giật

                  - Khi đại tiện lỏng, mạch tế nhược, tay chân lạnh là đại tiện lỏng khó cầm, tay

                  chân còn nóng ấm dễ cầm hơn.

                  - Sờ nắn các khớp để xem có gãy xương không, các khớp có sưng, nóng, hạn

                  chế vận động hay cứng khớp, biến dạng không?
                                                                                                          31
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36