Page 23 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 23
- Người khỏe mạnh, bình thường: chất lưỡi mềm mại, hoạt động tự nhiên, màu
hơi hồng, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc ít rêu, không khô, ướt vừa phải.
- Khi có bệnh:
+ Chất lưỡi thay đổi về màu sắc, hình dáng và cử động, phản ánh tình
trạng hư thực của tạng phủ, thịnh suy của khí huyết.
+ Rêu lưỡi thay đổi về màu sắc, tính chất phản ánh vị trí nông sâu, tính
chất của bệnh tật và sự tiêu trưởng của chính khí và tà khí.
1.8.1. Chất lưỡi.
* Về mầu sắc:
- Nhạt màu: Do hàn chứng, hư chứng, dương khí suy hoặc khí huyết
không đầy đủ.
- Đỏ: do nhiệt có bệnh ở lý, thực có nhiệt hoặc hư nhiệt (âm hư hoả
vượng)
- Đỏ giáng: do nhiệt thịnh, tà khí đã vào đến phần dinh, huyết. ở các bệnh
nhân mắc bệnh mạn tính do âm hư hoả vương hoặc tân dịch bị suy giảm
nhiều.
- Lưỡi xanh, tím: có thể là do hàn, có thể do nhiệt. Nếu do nhiệt thì chất
lưỡi xanh tím nhiều, lưỡi khô. Nếu do hàn chất lưỡi xanh tím, ướt nhụân.
Nếu do ứ huyết chất lưỡi xanh tím có điểm ứ huyết.
* Về hình dáng lưỡi.
- Lưỡi phù nề: Bệnh thuộc thực chứng, nhiệt chứng, có vết hằn răng ở rìa
lưỡi: do hư hàn hoặc đàm kết.
- Lưỡi sưng to, trắng nhợt: Tỳ thận dương hư; lưỡi sưng to, hồng đỏ: thấp
nhiệt hay nhiệt độc mạnh.
- Lưỡi mỏng nhỏ, ướt: Do tâm tỳ hư, khí huyết hư, suy nhược cơ thể nếu
lưỡi mỏng, nhỏ, đỏ giáng do âm hư nhiệt thịnh, tân dịch hao tổn.
- Đầu lưỡi phì đại: Tâm hoả thịnh; hai bên lưỡi phì đại: Can đởm hoả
thịnh; giữa lưỡi phì đại: do vị nhiệt.
* Động thái của lưỡi.
- Lưỡi yếu, màu nhợt: khí huyết hư.
23