Page 25 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 25
Văn chẩn là dùng tai để nghe tiếng nói, hơi thở, tiếng ho, tiếng nấc của
người bệnh và dùng mũi để ngửi hơi thở, các chất thải như phân, nước tiểu...để
giúp phân biệt tình trạng bệnh.
* Nghe:
- Tiếng nói: nhỏ, yếu, thều thào không ra hơi là hư chứng và tiếng nói to
mạnh, sang sảng là thực chứng. Nói ngọng, không rõ âm từ là trúng phong đàm.
Lẩm bẩm 1 mình do tâm thần hư tổn.
-Tiếng thở: tiếng thở to, mạnh là thực chứng hay gặp bệnh cấp tính; tiếng thở
nhỏ, ngắn, gấp, nông là hư chứng hay gặp ở người bệnh nặng, ốm lâu ngày.
- Nấc: nấc liên tục, tiếng to, có sức là do thực nhiệt, nấc yếu đứt quãng là do
hư hàn.
- Ho : có đờm là thấu, không đờm là khái. Ho khan là bệnh nội thương do
phế âm hư. Bệnh cấp tính mà khản tiếng là phế thực nhiệt. Bệnh lâu ngày mà
khản tiếng là phế âm hư.
* Ngửi các chất bài tiết: giúp phân biệt tình trạng hư, thực, hàn, nhiệt của bệnh.
- Phân tanh hôi loãng là do tỳ hư. Phân chua, thối, khẳn là do tích nhiệt, thực
tích
- Nước tiểu khai, đục do thấp nhiệt. Nước tiểu trong, không khai, số lượng
nhiều là thận dương hư
- Khí hư (của phụ nữ) màu vàng, mùi hôi: thấp nhiệt. Khí hư trắng, số lượng
nhiều: hư hàn.
- Ợ hơi; có mùi chua, hăng là do tỳ vị bị ủng trệ, tiêu hoá không tốt.
- Hơi thở hôi kèm theo lở loét niêm mạc miệng, lưỡi là do vị nhiệt.
3. Vấn chẩn
Vấn là hỏi, ngoài những nội dung hỏi bệnh như của y học hiện đại còn
phải hỏi thêm các đặc thù của y học cổ truyền.
3.1. Hỏi về hàn - nhiệt, mồ hôi: là hỏi về cảm giác nóng lạnh, mồ hôi, thời gian
và kiêm chứng.
25