Page 27 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 27

- Toàn thân đau mỏi, phát sốt, sợ lạnh... đa số là do ngoại cảm

                         - Đau mỏi người lâu ngày... đa số là do khí huyết bất túc

                         - Đau mỏi vùng thắt lưng ... đa số là thuộc thận hư

                         - Các khớp ở tứ chi, cân cốt, cơ bắp có cảm giác đau tê, hay các khớp

                         sưng đau có tính di chuyển hay cố định... đa số là do phong hàn thấp tý

                         - Tay chân, thân mình tê dại, ngứa thường do khí huyết kém

                  * Ngực :

                         - Ngực đau, sốt cao, khạc ra máu mủ... đa số là do Phế ung (abcès phổi)

                         - Ngực đau, kèm theo sốt về chiều, ho khan, ít đờm, trong đờm có dính

                         máu... đa số là do Phế lao (lao phổi)

                         - Đau ngực lan lên trên bả vai, hay đau dữ dội ở phần sau xương ức, tự

                         cảm thấy vùng ngực như có một áp lực đè nặng vào, đó là chứng Hung tý

                  * Bụng :

                         - Đau bụng vùng trên rốn, nôn khan, gặp lạnh đau tăng... đa số là vị hàn

                         -  Đau bụng quanh  rốn, khi  đau, khi  ngừng, kèm theo lợm  giọng, buồn

                         nôn... đa số là đau bụng giun


                         - Đau bụng, phát sốt, đại tiện phân nhão nát kèm có máu mũi... là thấp
                         nhiệt


                         - Đau bụng âm ỉ, đại tiện phân nhão nát, sợ lạnh tay chân lạnh... là hàn
                         thấp


                         - Đau bụng dữ dội, chỗ đau cố định, khi khám sờ nắn đau tăng lên (cự án)
                         là thực chứng


                         - Đau xuất hiện từ từ, âm ỉ, vị trí đau không cố định khi thăm khám, xoa

                         nắn thì có cảm giác dễ chịu (thiện án) là hư chứng

                  3.3. Hỏi về ăn uống: cần hỏi đã ăn uống những gì? Lượng ăn, khẩu vị, phản ứng

                  sau khi ăn, cho tới cảm giác khát, uống nước

                         - Đang mắc bệnh vẫn ăn uống gần như bình thường là vị khí chưa bị tổn

                         thương

                         - Chán ăn, đầy bụng, hay ợ hơi: vị có tích ngưng (thực chứng)

                         - Ăn không ngon miệng, không tiêu: hư chứng
                                                                                                          27
   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32