Page 21 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 21
1.2. Xem sắc: nhìn sắc mặt người bệnh. Người bình thường sắc mặt tươi nhuận,
khi có biểu hiện bệnh, thường có những biến đổi như :
+ Sắc đỏ: do nhiệt
- Đỏ toàn mặt: thực nhiệt, thường gặp trong sốt do nhiễm khuẩn, say
nắng
- Hai gò má đỏ, sốt về chiều do âm hư sinh nội nhiệt thường gặp ở
những bệnh nhân sốt kéo dài, lao phổi.
+ Sắc vàng: do hư, thấp
- Vàng tươi, sáng bóng là do thấp nhiệt (hoàng đản nhiễm khuẩn)
- Vàng xám, tối là do hàn thấp (hoàng đản do ứ mật, tan huyết)
- Vàng nhạt do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp
+ Sắc trắng: do hư hàn, mất máu cấp
- Sắc trắng kèm theo phù: thận dương hư
- Sắc trắng bệch đột ngột xuất hiện ở người bị bệnh cấp tính là dương khí
sắp thoát
- Sắc trắng còn gặp ở những bệnh nhân đau bụng do lạnh, người bị chấn
thương mất nhiều máu
+ Sắc đen do thận hư, dương khí hư
+ Sắc xanh do ứ huyết, cơn đau nội tạng, sốt cao co giật ở trẻ em.
1.3. Xem hình thái, động thái:
- Xem hình thái để biết tình trạng khỏe hay yếu của 5 tạng:
Da lông khô là phế hư
Cơ nhục teo, nhẽo là tỳ hư
Xương yếu nhỏ, răng lung lay, chậm mọc là thận hư
Chân tay run, co quắp là can huyết hư.
Người béo, ăn ít, hay thở gấp là tỳ hư kèm đàm thấp
Người gày, ăn khỏe, mau đói là vị hỏa.
- Xem động thái, cử động của người bệnh để biết bệnh thuộc âm hay thuộc
dương.
Thích động, nằm quay mặt ra ngoài bệnh thuộc dương
21