Page 24 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 24

- Lưỡi liệt, màu đỏ: âm hư kiệt.

                         - Lưỡi liệt, đỏ xẫm: Nhiệt thịnh làm âm hư tổn.

                         - Lưỡi cứng không cử động được: Nhiệt nhập tâm bào, trúng phong

                         - Lưỡi lệch: Trúng phong (tai biến mạch máu não)

                         - Lưỡi run: Do tâm tỳ, khí huyết hư

                         - Lưỡi rụt ngắn: bệnh trầm trọng, nếu lưỡi rụt ngắn, ướt là hàn ngưng trệ ở

                         cân mạch, nếu lưỡi rụt ngắn, phù nề là do đàm thấp, nếu lưỡi rụt ngắn, đỏ,

                         khô do nhiệt thịnh, thương âm.

                         - Lưỡi thè ra ngoài: Tâm tỳ có nhiệt hoặc bẩm sinh phát dục kém (bại

                         não)

                  1.8.2. Rêu lưỡi.

                  * Rêu lưỡi màu trắng: Bệnh thuộc hàn chứng, biểu chứng.

                         - Trắng mỏng do phong hàn.

                         - Trắng mỏng, đầu lưỡi đỏ: do phong nhiệt

                         - Trắng trơn do thấp hoặc đàm ẩm

                         - Trắng dính do đàm trọc, thấp tà gây ra


                         - Trắng, khô nứt nẻ: tà nhiệt bên trong thịnh, tân dịch hao tổn nhiều.
                  * Rêu lưỡi màu vàng: Bệnh thuộc lý chứng.


                         - Vàng mỏng: nhiệt ở lý nhẹ.
                         - Vàng dày, khô: nhiệt thịnh ở lý, tân dịch hao tổn


                         - Vàng dính: do thấp nhiệt hoặc đàm nhiệt
                  * Rêu lưỡi xám đen: Bệnh rất nặng.


                         - Rêu lưỡi xám đen, khô: nhiệt thịnh làm tổn thương tân dịch nhiều.

                         - Rêu lưỡi xám đen, trơn, nhuận: dương hư, hàn thịnh thuỷ thấp ứ trệ ở

                         bên trong.

                         - Rêu lưỡi dính, hôi: Trường vị có nhiệt hoặc thực tích ứ lại ở tỳ vị gây ra.

                  Chú ý: phương pháp nhìn (vọng chẩn) của y học cổ truyền cần thực hiện trong

                  điều kiện ánh sáng tự nhiên thì mới đảm bảo chính xác. Đối với trẻ em dưới 3

                  tuổi cần kết hợp xem chỉ tay để chẩn đoán chính xác hơn.

                  2. Văn chẩn
                                                                                                          24
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29