Page 22 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 22
Thích yên tĩnh, nằm quay mặt vào trong bệnh thuộc âm.
1.4. Xem mũi:
Đầu mũi xanh: đau bụng
Đầu mũi hơi đen: trong ngực có đàm ẩm
Đầu mũi trắng: khí hư hoặc mất máu nhiều
Đầu mũi vàng: do thấp
Đầu mũi đỏ: do phế nhiệt
1.5. Xem mắt: nhìn lòng trắng mắt của người bệnh
Lòng trắng có màu đỏ: bệnh ở tâm
Lòng trắng có màu xanh: bệnh ở can
Lòng trắng có màu vàng: bệnh ở tỳ
Lòng trắng có màu đen: bệnh ở thận
1.6. Xem môi:
Môi đỏ, hồng khô: do nhiệt
Môi trắng nhợt: do huyết hư (thiếu máu)
Môi xanh tím: là huyết ứ
Môi xanh đen: do hàn
Môi lở loét: do vị nhiệt.
1.7. Xem da:
Phù, ấn lõm lâu: do thủy thấp
Phù, ấn không lõm: do khí trệ
Da vàng tươi sáng, kèm theo sốt cao: chứng dương hoàng
Da vàng xạm, không sốt: chứng âm hoàng
Ban chẩn trên da: nốt ban chẩn tươi nhuận là chính khí chưa hư, ban chẩn
màu tím là nhiệt thịnh, nốt ban chẩn xám là chính khí hư.
1.8. Xem lưỡi :
- Xem lưỡi để biết được tình trạng hư thực của tạng phủ, khí huyết, tân dịch, sự
biến hóa nông sâu, nặng nhẹ của bệnh.
- Xem lưỡi ở 2 bộ phần: chất lưỡi và rêu lưỡi. Chất lưỡi là tổ chức cơ, mạch của
lưỡi; rêu lưỡi là chất phủ trên bề mặt của lưỡi.
22