Page 28 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 28
- Ăn vào bụng chướng thêm: thực chứng
- Ăn vào dễ chịu: hư chứng; khó chịu: thực chứng
- Ăn vào đầy tức, lâu tiêu: tích trệ
- Ăn nhiều mau đói: đa số là vị hoả (cần chú ý loại trừ chứng tiêu khát)
- Miệng khát, thích uống nước mát: nhiệt ở lý
- Thích uống nước ấm: hàn ở lý
- Không muốn uống, uống vào lại nôn ra: thấp nhiệt ở lý
- Uống vào không hết khát: âm hư sinh nội nhiệt
- Khẩu vị trước khi mắc bệnh: có thể là nguyên nhân gây ra bệnh hiện
nay. Hay ăn đồ sống lạnh, ngọt béo: dễ tổn thương dương khí tỳ vị. Ăn nhiều đồ
cay nóng, uống rượu nhiều dễ làm hao tổn tân dịch, gây đại tiện táo
3.4. Hỏi về đại tiện và tiểu tiện: hỏi rõ về số lần và tình trạng của đại - tiểu tiện
và các dấu hiệu kèm theo
+ Đại tiện:
Đi dễ hay khó:
- Đại tiện khó thuộc thực.
- Đại tiện dễ hơn bình thường hoặc không cầm được thuộc hư
Phân táo hay lỏng:
- Khô (táo) hơn bình thường là nhiệt vừa, nếu bón lại từng hòn là nhiệt nặng.
- Phân lỏng loãng thường thuộc hàn, nhưng đôi khi là nhiệt hoặc thực.
Tính chất phân:
- Đại tiện phân có máu mũi, kèm theo đau bụng quặn, mót rặn, toàn thân sốt
là chứng Lỵ (thấp nhiệt).
- Đại tiện phân đen như bã cà phê, mùi thối khẳn... là viễn huyết (xuất huyết
đường tiêu hoá trên).
- Đại tiện phân có máu đỏ tươi đa số là cận huyết (chảy máu do Trĩ).
- Đại tiện phân sống nhão, nát, trước khi đi đại tiện không đau bụng... đa số là
tỳ vị hư hàn.
28