Page 99 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 99

Cán bộ GDSK có thể làm cho cách nói có hiệu quả hơn bằng cách thực

                     hiện các yêu cầu cơ bản khi nói là:

                     -     Đảm bảo tính chính xác: vấn đề trình bày có đầy đủ cơ sở khoa học và

                     thực tiễn

                     -     Nói rõ ràng: các từ ngữ phải được chọn lựa cẩn thận, ngắn gọn, xúc tích

                     -     Nói đầy đủ: đảm bảo đủ thông tin cần thiết tránh hiểu lầm

                     -     Nói theo hệ thống logic: các nội dung nói phảo liên tục, nội dung trước

                     mở đường cho nội dung sau, không nói trùng lặp, dẫn đến thay đổi hành vi của

                     đối tượng nghe

                     -     Thời gian nói phải xác định trước, đảm bảo nói theo kế hoạch, thời lượng

                     vừa đủ cho đối tượng tiếp thu, không nói quá dài.

                           Khi nói cần chú ý đến 3 khía cạnh của lời nói:

                     -     Âm tốc lời nói: nói với tốc độ vừa phải, mạch lạc, thích hợp với đối tượng

                     nghe, tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm và rời rạc

                     -     Âm lượng lời nói: đủ to để mọi người nghe rõ ràng

                     -     Âm sắc lời nói: có nhấn mạnh, thay đổi ngữ điệu trầm bổng cho phù hợp,

                     ngừng, ngắt đúng chỗ để mọi người có thể suy nghĩ và liên hệ bản thân, tránh

                     nói đều đều gây buồn ngủ nhàm chán cho người nghe.


                           Khi nói cần tránh các yếu tố có thể gây khó chịu cho người nghe, như lặp
                     lại một số từ đệm quá nhiều, nói sai văn phạm, phát âm không chuẩn, dùng từ


                     khó hểu, từ chuyên môn, cử chỉ động tác động không phù hợp với lời nói, không
                     chú ý và tôn trọng người nghe.


                     5.2.  Nêu câu hỏi.
                           Hỏi cũng là kỹ năng mà chúng ta cần rèn luyện. Hỏi nhằm có được thông


                     tin phản hồi, hướng dẫn theo các ý tưởng, lời khuyên, hành động… Cần tỏ thái

                     độ đúng khi hỏi. Câu hỏi phải rõ ràng, cụ thể, cần thể hiện được những điều cơ

                     bản là: Cái gì, ở đâu, khi nào, ai và như thế nào?

                           Nêu câu hỏi nhằm thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch chăm sóc,

                     vì vậy cần phải rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi. Người ta thường bắt đầu đặt câu

                     hỏi từ câu chuyện mà người bệnh thuật lại.
                                                                                                          92
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104