Page 98 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 98
4.8. Phát huy cao độ tính tích cực, tự giác và chủ động, sáng tạo của cá
nhân và cộng đồng.
Nguyên tắc này nhằm biến quá trình GDSK thành quá trình tự GDSK để
mỗi người không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình bằng
những nỗ lực thực hiện HVSK và lối sống lành mạnh. Giáo dục làm cho mỗi
người nhận rõ được trách nhiệm đối với sức khỏe của mình và của những người
khác, chủ động tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe ngay từ khi
khỏe mạnh, bằng chính những hiểu biết và thực hành của mình, tránh tư tưởng
chỉ quan tâm, đến sức khỏe khi ốm đau, bệnh tật, trông chờ vào ngành y tế và
CBYT.
- Phát huy cao độ mọi kinh nghiệm, tiềm năng sáng tạo của nhân dân để tìm
ra và lựa chọn các giải pháp tối ưu cho các vấn đề sức khỏe của chính họ.
- Để mọi người tự giác chấp nhận cái mới, cái tiến bộ, chứ không áp đặt, gò
ép, ra lệnh.
- Khắc phục tính một chiều của thông tin giáo dục và tính thụ động của đối
tượng giáo dục bằng cách thảo luận bình đẳng với họ.
- Sử dụng hệ thống kích thích tâm lý xã hội, kinh tế nhằm thúc đẩy tính
năng động của đối tượng giáo dục.
5. Kỹ năng Giáo dục sức khỏe.
5.1. Nói.
Lời nói là công cụ trong giao tiếp thông thường hàng ngày của mọi người.
Trong GDSK sử dụng lời nói trực tiếp thường đem lại hiệu quả. Khi nói không
chỉ nói bằng lời ma cần kết hợp với các giao tiếp không lời như ánh mắt, nét
mặt, các động tác của cơ thể…
Nói là việc mà chúng ta thường làm nhưng nói như thế nào để người ta dễ
nhớ, dễ làm thì lại cần phải rèn luyện. Trong lời nói, cần quan tâm đến nói cái
gì, âm lượng, tốc độ giọng nói phải phù hợp. Ngôn ngữ sử dụng khi giao tiếp
phải thống nhất.
Trong khi nói không nên dùng từ một cách cầu kỳ, hoa mỹ mà nên dùng
từ dễ hiểu. Nói cần đúng lúc, đúng chỗ… nói đi đôi với làm.
91