Page 101 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 101
- Tạo điều kiện dễ dàng cho người nói: động viên, làm cho người nói cảm
thất tự tin khi nói, điều này thường được gọi là tạo môi trường cho phép
- Không chỉ nghe bằng tai mà phải nghe bằng cả mắt, bẳng cử chỉ dáng điệu
- Nhìn vào mặt người nói với thể hiện thân thiện, khích lệ người nói
- Không làm việc khác, nói chuyện với người khác, nhìn đi nơi khác khi
nghe
- Kiên trì không thể hiện sự sốt ruột khó chịu, làm chủ khi nghe
- Đặt câu hỏi: đặt câu hỏi hoặc sử dụng các từ ngữ phụ họa hợp lý đúng lúc
sẽ cổ vũ người nói và thể hiện là bạn đang chăm chú nghe người nói
* Các yếu tố cản trở đến quá trình lắng nghe của người CBYT:
- CBYT quan liêu, kẻ cả, hấp tấp, vội vàng, căng thẳng tâm lý, lo lắng
- Ngồi không thoải mái
- Thiếu chú ý lắng nghe, phân tán tư tưởng
* Chúng ta cần nghe chăm chú để:
- Có được thông tin đúng, đủ để thực hiện hành động đúng
- Có được thông tin phản hồi để biết liệu thông tin truyền đi có được hiểu
đúng hay không?
- Có thêm nhiều thông tin và ý tưởng
- Giảm nguy cơ bị mất thông tin
- Khuyến khích người được GDSK nói nhiều hơn
5.4. Quan sát.
Quan sát cũng tương tự như nghe, nhưng ở đây chúng ta sử dụng mắt để
thu thập thông tin. Bằng quan sát người truyền thông có thể thấy được người
nhận thông tin có đúng không. Liệu người nhận có yêu cầu thêm thông tin nữa
không và liệu họ có sẵn sàng hành động hay không.
Quan sát những người được truyền thông giúp cho người thực hiện truyền
thông có thể hiểu được đối tượng của mình có phản hồi hay hành động gì để
kịp thời có các điều chỉnh thích hợp. Quan sát góp phần làm cho đối tượng nghe
tập trung chú ý đến vấn đề được trình bày nhiều hơn.
5.5. Thuyết phục.
94