Page 97 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 97

-     Nội dung GDSK phải nhằm giải quyết được các nhu cầu và vấn đề sức

                     khỏe của cộng đồng một cách thiết thực và có hiệu quả cụ thể thì mới có sức

                     thuyết phục cao.

                     -     Vận động người dân thực sự bắt tay vào, từ việc làm cụ thể nhằm biến đổi
                     được chất lượng cuộc sống của chính họ, do đó nâng cao lòng tự tin vào sức

                     mạnh của chính họ.

                     -     Lấy thực tiễn của những kết quả hành động đó để giáo dục, đánh giá và

                     cải tiến toàn bộ hệ thống kế hoạch, chương trình GDSK.

                     4.5.  Tính lồng ghép.
                           Lồng ghép không những là nguyên tắc quan trọng được áp dụng trong

                     GDSK mà còn là phương pháp công tác trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức

                     khỏe cho nhân dân nói chung và của ngành y tế nói riêng.

                     -     Cần lồng ghép các chương trình GDSK với nhau thì mới tiết kiệm được

                     nguồn lực của cơ sở y tế… Lồng ghép tốt thì người CBYT mới có thể thực hiện

                     GDSK dưới tất cả các chương trình.
                     -     Thể hiện tính lồng ghép: như việc lồng ghép một số chương trình GDSK

                     về chăm sóc các bà mẹ với chăm sóc trẻ em. Lồng ghép giữa các hoạt động

                     GDSK với các hoạt động kinh tế văn hoá xã hội của địa phương…

                     4.6.  Tính vừa sức và vững chắc.

                     -     Nội dung và phương pháp GDSK phải thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý

                     của từng loại đối tượng. Cần nghiên cứu rõ đối tượng để thực hiện các nội dung,
                     phương pháp, sử dụng phương tiện sao cho họ có thể tiếp thu được.

                     -     Hoạt động GDSK phải được lặp đi lặp lại dưới nhiều lần, dưới nhiều hình

                     thức và bằng nhiều biện pháp khác nhau để củng cố nhận thức và thay đổi dần

                     thái độ, hành động để cho các hành vi mới trở thành những thói quen, nếp sống

                     mới hàng ngày của đối tượng, tránh tình trạng rập khuôn và nóng vội.
                     4.7.  Tính đối xử cá biệt và đảm bảo tính tập thế.

                     -     Phải tìm cách tiếp cận và tác động khác nhau đối với từng cá nhân và từng

                     nhóm, từng tập thể khác nhau, đặc biệt chú ý đến những cá nhânvà những cộng

                     đồng có những đặc điểm riêng biệt.

                     -     Phải biết tận dụng vai trò và uy tín của cá nhân đối với tập thể, đồng thời
                     phải biết dựa vào công luận tiến bộ để giáo dục những cá nhân chậm tiến.

                                                                                                          90
   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102