Page 95 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 95
- Giúp người dân chủ động tham gia tích cực trong công tác bảo vệ sức khỏe
cũng như đưa ra quyết định, lựa chọn hành vi sức khỏe thích hợp nhất để giải
quyết vấn đề sức khỏe, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Là nhiệm vụ của bất cứ người nào tham gia vào các hoạt động y tế và phát
triển cộng đồng.
4. Các nguyên tắc Giáo dục sức khỏe.
4.1. Tính khoa học.
Nguyên tắc khoa học được coi là nguyên tắc chỉ đạo mọi hoạt động thực
tiễn GDSK. Hoạt động GDSK và NCSK là một lĩnh vực hoạt động khoa học,
trong đó có vận dụng các kiến thức của khoa học y học, khoa học hành vi, kết
nối với một loạt các lĩnh vực khoa học khác nhau như: Sức khỏe học cộng đồng,
tâm lý giáo dục học, tâm lý học nhận thức, tâm lý học xã hội… Hoạt động
GDSK mang đến cho cá nhân cũng như cộng đồng các kiến thức, thực hành
khoa học về bảo vệ và NCSK.
- Cần điều tra nghiên cứu toàn diện về mặt xã hội, tâm lý, kinh tế, văn hoá,
chính trị ở mỗi địa phương và mỗi đối tượng giáo dục sức khỏe.
- Sử dụng các thành tựu khoa học mới nhất có thể thực hiện được để mang
lại hiệu quả cao với chi phí ít tốn kém.
- Bảo đảm tính hệ thống và logic trong việc lập kế hoạch và triển khai các
hoạt động GDSK thành một tổng thể thống nhất trong một thời gian dài.
- Lựa chọn phương pháp, phương tiện thực sự khoa học, hiện đại song phải
đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện.
4.2. Tính đại chúng.
GDSK không những tiến hành cho mọi người vì lợi ích của mọi người
trong cộng đồng xã hội, mà còn được mọi người tham gia thực hiện. Mọi người
vừa là đối tượng của GDSK vừa là người tiến hành GDSK. Đối tượng của
GDSK rất đa dạng, không thể cùng một lúc chúng ta có thể làm thay đổi HVSK
của tất cả mọi người với mọi vấn đề sức khỏe. Việc nghiên cứu đối tượng trong
một đợt hoặc một nội dung là việc làm hết sức quan trọng cho phép chúng ta
đạt mục tiêu và hiệu quả của GDSK.
88