Page 96 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 96
- Nội dung GDSK phải xuất phát từ các nhu cầu sức khỏe của cộng đồng và
đáp ứng được các nhu cầu đó.
- Động viên mọi người ở mọi tầng lớp, mọi thành phần, mọi lứa tuổi cùng
tham gia thực hiện.
- Sử dụng sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể cùng phối hợp với
ngành y tế (lồng ghép, liên ngành).
- Mọi phương pháp, phương tiện và nội dung GDSK phải mang tính phổ
thông, phù hợp với từng loại đối tượng.
- Phát động thành những phong trào quần chúng liên tục thực hiện các mục
tiêu của chương trình GDSK, phải trở thành một loại hình hoạt động xã hội
rộng lớn, không ngừng phát triển (xã hội hoá).
4.3. Tính trực quan.
Mọi yếu tố tác động đến con người trước hết trực tiếp vào các giác quan
như mắt, tai, mũi… Tác động trực quan nhiều khi gây được ấn tượng mạnh,
sâu sắc đến tình cảm, niềm tin của mọi người, thay đổi HVSK nhanh chóng và
bền vững. Trên cơ sở đó, khi lựa chọn nội dung GDSK cần chú ý đến những
nội dung được minh họa cụ thể bằng những hình tượng sinh động, tác động vào
giác quan.
- Sử dụng các phương tiện minh hoạ cho nội dung GDSK một cách sinh
động và gây ấn tượng mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho đối tượng GDSK suy nghĩ
và làm theo.
- Bản thân các cán bộ và các cơ sở y tế phải gương mẫu trong mọi hoạt động
và sinh hoạt hàng ngày. Đây là mẫu hình trực quan sinh động nhất.
4.4. Tính thục tiễn.
Hoạt động GDSK phải bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe cộng đồng và
phải góp phần tích cực giải quyết được vấn đề sức khỏe của cộng đồng một
cách thiết thực, mang lại hiệu quả cụ thể bằng việc nâng cao sức khỏe, giảm
bệnh tật, tử vong thì mới có sức thuyết phục cao.
89