Page 80 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 80
+ Cử chỉ gồm các chuyển động của đầu (gật đầu, lắc đầu…), của bàn tay
(vẫy, chào), của cánh tay… đều có ý nghĩa nhất định trong giao tiếp.
+ Đầu lắc lắc, gật gù, ngẩng lên hay cúi xuống có thể là biểu hiện sự
đồng ý hoặc không đồng ý; đầu quay trái hoặc quay phải, hướng tai về
phía đối phương là biểu hiện sự chăm chú lắng nghe hay không lắng nghe.
+ Cái tay thường sử dụng trong khi nói. Vừa nói vừa xoè hai bàn tay ra
trước mắt là biểu hiện sự trung thực; nếu nắm lại đập xuống bàn là biều
hiện sự tức giận; tay chống nạnh, dáng đứng hiên ngang thể hiện sự tự tin,
lòng kiêu hãnh; đôi tay chắp lại sau lưng và đi lại thể hiện sự suy nghĩ; tay
bắt chặt thể hiện tình cảm dạt dào.
– Giao tiếp bằng tư thế:
+ Tư thế có liên quan mật thiết với vai trò, vị trí xã hội của cá nhân.
Thường thường, một cách vô ý thức nó bộc lộ cương vị xã hội mà cá nhân
đang đảm nhận. Ví dụ: tư thế ngồi thoải mái, đầu hơi ngửa ra sau là tư thế
của người lãnh đạo; tư thế ngồi hơi cúi người về phía trước, tựa như lắng
nghe là tư thế của người cấp dưới.
+ Tư thế có vai trò biểu cảm, có thể nhìn thấy qua tư thế trạng thái tinh
thần thoải mái hay căng thẳng. Qua tư thế có thể biết được thái độ của đối
tượng giao tiếp.
– Giao tiếp qua giọng nói:
+ Giọng nói cũng mang các thông tin có giá trị không kém thông tin
ngôn ngữ. Sự lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, thay đổi ngữ điệu, câu
nói đều là những tín hiệu giao tiếp quan trọng. Ví dụ: qua giọng nói đanh
lại, tự nhiên nâng cao giọng của người đang giao tiếp, ta có thể đoán được
thái độ của họ.
+ Giọng nói cũng chứa đựng các thông tin về cá tính của bản thân người
nói. Ví dụ: qua nghiên cứu, người ta thấy những người nói nhanh và nói
to là những người hướng ngoại. Cũng qua giọng nói không bình thường
như: nói lắp, ấp úng, ngập ngừng… người ta có thể biết được mức độ căng
thẳng cảm xúc của người đang đối thoại.
73