Page 77 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 77

–     Thông tin có thể chỉ hoàn toàn có tính chất là những thông tin không gây

                     cảm xúc, có thể là những thông tin gây kích động hay những thông tin có tính

                     chất ra lệnh, yêu cầu.

                     –     Quá trình trao đổi thông tin có thể diễn ra một cách trực tiếp hoặc gián

                     tiếp bao gồm những bộ phận cấu thành sau: các chủ thể giao tiếp, nội dung trao

                     đổi, hệ thống tín hiệu, hoàn cảnh giao tiếp, quan hệ (vai trò, địa vị…)

                     4.2.  Tác động qua lại lẫn nhau.

                           Tác động được hiểu là sự hiện thực hóa các quan hệ xã hội vào nhân cách,

                     từ việc trao đổi thông tin dẫn đến làm thay đổi hành vi của người khác và tổ

                     chức các hoạt động cùng nhau. Có các kiểu tác động sau:

                     –     Hợp tác và cạnh tranh

                     –     Tán đồng và xung đột

                     –     Thích ứng và đối lập

                     –     Liên hợp và bất hoà

                     4.3.  Sự hiểu biết lẫn nhau.

                           Trong quá trình giao tiếp có sự hiểu biết (tri giác) giữa con người với con

                     người. Muốn hiểu được người khác phải phân tích động cơ, mục đích của đối

                     phương để cho phép chủ thể giao tiếp không chỉ tán đồng mà còn thiết lập các


                     quan hệ. Tri giác giữa con người với nhau phải trải qua ba giai đoạn sau đây:
                     –     Tìm hiểu lẫn nhau


                     –     Chia sẻ mục đích cùng nhau
                     –     Gắn kết với nhau


                     5.     Các phương tiện giao tiếp.
                           Quá trình giao tiếp của con người được thực hiện nhờ sự tham gia của hệ


                     thống các tín hiệu: ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, chúng đóng vai trò rất quan trọng

                     trong việc nhận và truyền thông tin. Giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn

                     ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thường hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Trong

                     các mối quan hệ tương đối gần gũi, thân thiết, giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm ưu

                     thế hơn, còn trong các quan hệ ít nhiều có tính xã giao thì nó làm nền cho giao

                     tiếp ngôn ngữ.
                                                                                                          70
   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82