Page 79 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 79

ngữ viết, ngôn từ phải trong sáng, rõ ràng. ở loại này cũng chia thành ngôn ngữ

                     đối thoại (như viết trao đổi) và ngôn ngữ độc thoại (đọc sách báo).

                     5.1.2. Ngôn ngữ bên trong:

                     Là loại ngôn ngữ cho mình, hướng vào mình và nhờ đó ta có thể suy nghĩ, tư

                     duy được. Ngôn ngữ bên trong có đặc điểm không phát thành tiếng, bao giờ

                     cũng ở dạng rút gọn.

                           Ngôn ngữ bên trong là phương tiện của hoạt động nhận thức, của sự điều

                     khiển, điều chỉnh mọi thái độ, tình cảm, ý chí của con người khi giao tiếp; đồng

                     thời cũng là phương tiện để tự giáo dục (tự nhủ thầm mình phải xử sự thế nào

                     cho đúng lẽ phải).

                     5.2.  Giao tiếp phi ngôn ngữ.

                           Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp thông qua các vận động của cơ thể,

                     qua cử chỉ, điệu bộ, tư thế, nét mặt của con người. Hệ thống tín hiệu này không

                     có ý nghĩa chính xác, rành mạch, thường dùng để hỗ trợ cho ngôn ngữ nói, giúp

                     chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn thế giới tinh thần của con người. Các thông

                     tin được truyền đi qua giao tiếp phi ngôn ngữ được thể hiện như sau:

                     Giao tiếp qua nét mặt: nét mặt của con người trong giao tiếp thường biểu hiện

                     xúc cảm, tình cảm bằng đôi mắt và cái miệng.


                     Đôi mắt biểu cảm sắc thái tâm lý của con người như: vui, buồn, bình thản, tức
                     giận, mừng rỡ, lạnh nhạt… Đôi mắt còn có thể biểu lộ sự mến phục, tình yêu,


                     sự say mê, sự đồng ý hay nghi ngờ… và cũng qua ánh mắt, ta có thể nhận biết
                     được một phần tính cách của con người. Ví dụ:


                           +   Người gian giảo thì hay nhìn trộm, người thông minh mắt long lanh,
                           người chính trực nhìn thẳng.


                           +  Cái miệng cũng là cửa sổ tâm hồn thứ hai, thể hiện cảm xúc, tình cảm,

                           thái độ của con người trong giao tiếp. Miệng cười biểu hiện niềm vui, sự

                           trìu mến, cởi mở, cũng có cái cười buồn, cười mỉa mai, cười cay đắng,

                           cười lặng lẽ. Mỗi cái cười đều biểu lộ sắc thái cảm xúc, tình cảm, thái độ

                           khác nhau trong giao tiếp.

                     –     Giao tiếp bằng cử chỉ:
                                                                                                          72
   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84