Page 76 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 76
– Giao tiếp không chính thức: giao tiếp không bị ràng buộc bởi các nghi
thức mà dựa vào tính tự nguyện, hứng thú, cảm xúc… của các chủ thể.
Hai loại giao tiếp này có quan hệ mật thiết với nhau, nhiều khi phải sử
dụng giao tiếp không chính thức để tạo ra bầu không khí đầm ấm, vui tươi, thân
mật hiều biết lẫn nhau. Vì vậy, trong thực tiễn có trường hợp giao tiếp chính
thức sắp thất bại, nhờ có giao tiếp không chính thức mà đôi bên đi đến được
những thỏa thuận và dẫn tới thành công tốt đẹp.
4. Các quá trình giao tiếp.
Trong quá trình giao tiếp có ba quá trình cơ bản sau:
4.1. Trao đổi thông tin.
– Nội dung trao đổi thông tin: giao tiếp là quá trình trao đổi quan điểm, sở
thích hay những trạng thái tình cảm, cảm xúc… giữa hai chủ thể. Không nên
xem đây là sự truyền thông tin của hệ thống thu - phát máy móc mà là của hai
chủ thể tích cực, hai nhân cách. Mỗi chủ thể đều có mục đích, có động cơ mà
thông tin hướng vào.
– Muốn giao tiếp, muốn thực hiện quá trình trao đổi thông tin giữa hai chủ
thể, phải sử dụng chung một hệ thống tín hiệu (ngôn ngữ, cử chỉ…) Tính chất
của thông tin không chỉ là thông báo thuần túy mà trong giao tiếp thông tin phải
tác động đến tâm lý người nhận làm thế nào để thay đổi hành vi, điều đó nói
lên hiệu quả của giao tiếp. Ngoài ra, quá trình truyền tin còn bị ảnh hưởng của
hoàn cảnh thông báo.
– Trong quá trình trao đổi thông tin, có thể xảy ra quá trình ngăn cách, cản
trở, nguyên nhân có thể do:
+ Chưa có sự thống nhất về hệ thống tín hiệu, do định kiến xã hội, do tôn
giáo, vốn hiểu biết.
+ Do nguyên nhân tâm lý, ví dụ như không tin tưởng người đang nói
chuyện với mình, không muốn có quan hệ với người đó, không biết quan
hệ.
69