Page 78 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 78
5.1. Giao tiếp ngôn ngữ.
Con người khác loài vật ở chỗ sự trao đổi thông tin có thể được thực hiện
bằng ngôn ngữ. Trong tâm lý học, ngôn ngữ được chia làm hai loại. Tùy theo
mục đích của người nói hướng ra phía người khác hay hướng vào bản thân
mình mà người ta chia ngôn ngữ thành ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên
trong.
5.1.1. Ngôn ngữ bên ngoài:
Là ngôn ngữ hướng vào người khác, nhằm phát đi hay thu nhận thông tin,
bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
– Ngôn ngữ nói: được biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp nhận bằng thính
giác (tai nghe). Ngôn ngữ nói có hai loại: ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối
thoại.
+ Ngôn ngữ độc thoại: là ngôn ngữ nói của một người để một hoặc một
số đông người khác nghe mà không có chiều hướng ngược lại. (Ví dụ: nói
chuyện thời sự, phổ biến kiến thức, tuyên truyền cổ động…). Vì phát đi
một chiều nên ngôn ngữ này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị trước về mặt dàn
ý, nội dung. Lời nói phải chính xác, rõ ràng, đúng quy tắc ngữ pháp và
phải có sự tập trung chú ý cả về phía người nói lẫn người nghe. Ví dụ: lời
nói của truyên thông viên trên đài truyền thanh và truyền hình, bài giảng
lý thuyết của giáo viên giảng trên lớp.
+ Ngôn ngữ đối thoại: là ngôn ngữ được diễn ra ở một người với một
hay một số người khác, trong đó vai trò chủ thể giao tiếp luôn thay đổi,
khi người này nói thì người kia nghe và ngược lại. Do đối thoại trực tiếp
mặt đối mặt nên ngôn ngữ nói rất giản dị, dễ hiều, ít phải chau chuốt và
thay vào đó bằng hành vi cử chỉ, điệu bộ để bổ sung. Ví dụ: để tăng thêm
phần kính trọng đối với đối tượng giao tiếp, cần có thái độ bổ sung như
hai tay chắp đằng trước, người đứng nghiêm trang.
– Ngôn ngữ viết: là ngôn ngữ được hướng vào người khác, được biểu đạt
bằng chữ viết và được thu bằng thị giác (mắt nhìn). Ngôn ngữ viết thường được
dùng trong giao tiếp để viết thư từ, bản kế hoạch, công văn, chỉ thị. Trong ngôn
71