Page 75 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 75
Ví dụ: một điều dưỡng có kinh nghiệm chỉ cần nhìn nét mặt cử chỉ điệu
bộ của người bệnh là nhận ra họ đang lo lắng, tin tưởng hay thiếu tin tưởng…
qua đó để trao đổi, phân tích làm giảm nỗi lo lắng tạo tin tưởng cho họ.
Tóm lại, trong giao tiếp các chức năng trên có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, giao tiếp là quá trình quan hệ, tác động qua lại giữa con người với con
người, trong đó con người trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức, đánh giá và
điều chỉnh hành vi lẫn nhau, đồng thời tự điều chỉnh hành vi của mình. Bằng
các hoạt động giao tiếp, con người tiếp thu các kinh nghiệm xã hội lịch sử, biến
nó thành tâm lý, nhân cách.
Muốn giao tiếp có hiệu quả, người điều dưỡng trước hết phải nắm bắt
được các chức năng của giao tiếp, sử dụng thành thạo các hình thức của giao
tiếp, trên cơ sở đó rèn luyện các kỹ năng, tạo cho mình có được một phong cách
giao tiếp thích hợp.
3. Các kiểu giao tiếp.
Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
3.1. Căn cứ vào phương tiện giao tiếp.
– Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết): đây là hình thức giao tiếp
đặc trưng của con người bằng cách sử dụng tín hiệu chung là từ, ngữ.
– Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn
ngữ: giao tiếp bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ… Sự kết hợp giữa các động tác
khác nhau có thể thể hiện sắc thái khác nhau.
– Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua một vật thể (ví dụ: hoa, tượng…)
3.2. Căn cứ vào khoảng cách
– Giao tiếp trực tiếp: các chủ thể đối mặt trực tiếp phát và nhận tín hiệu của
nhau.
– Giao tiếp gián tiếp: thông qua thư từ, phương tiện kỹ thuật (sách báo,
truyền hình…).
3.3. Căn cứ vào quy cách giao tiếp
– Giao tiếp chính thức: giao tiếp diễn ra theo quy định chức trách…, các chủ
thể phải tuân thủ một số yêu cầu xác định.
68