Page 74 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 74

2.     Chức năng của giao tiếp.

                     2.1.  Chức năng thông tin (phản ánh).

                           Đây là chức năng thực hiện nhằm đạt mục đích giao tiếp, bao gồm quá

                     trình ghi nhận và xử lý thông tin. Ở từng người ghi nhận thông tin phụ thuộc

                     vào khả năng huy động mọi giác quan để phản ánh: mồm nói tai nghe, mắt nhìn,

                     tay ra hiệu… Quá trình xử lý thông tin phụ thuộc vào óc phán đoán, suy nghĩ,

                     khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá toàn bộ thông tin đã nhận được.

                     2.2.  Chức năng cảm xúc.

                           Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những

                     cảm xúc mới giữa các chủ thể, vì vậy giao tiếp là một trong những con đường

                     hình thành tình cảm của con người.

                     2.3.  Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau.

                           Trong giao tiếp mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng,thái độ, thói

                     quen… của mình, do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau làm cơ sở

                     đánh giá lẫn nhau và qua đó có thể tự đánh giá bản thân mình so sánh với người

                     khác.


                     2.4.  Chức năng điều chỉnh hành vi.
                           Trên cơ sở nhận thức lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá bản thân,


                     trong giao tiép, mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình cũng
                     như có thể tác động đến động cơ, mục đích, quá trình ra quyết định và hành


                     động của chủ thể khác.
                           Ví dụ: khi trao đổi với người bệnh nếu thấy ở họ có biểu hiện lo lắng sợ


                     hãi thi cần điều chỉnh ngay hành vi lời nói… làm giảm bớt lo lắng đó.

                     2.5.  Chức năng định hướng, phối hợp hoạt động.

                           Giao tiếp có chức năng định hướng, phối hợp hoạt động của con người.

                     Con người khi giao tiếp đều có chủ định rõ ràng theo một hướng nhất định.

                     Thực chất của định hướng là khả năng thăm dò để xác định mức độ nhu cầu, tư

                     tưởng tình cảm của đối tượng giao tiếp nhờ đó mả chủ thể giao tiếp đáp ứng

                     kịp thời phù hợp với mục đích nhiệm vụ giao tiếp đề ra.



                                                                                                          67
   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79