Page 73 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 73
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM về ĐẠI CƯƠNG GIAO TIẾP
1. Khái niệm giao tiếp.
Trong xã hội thường xuyên diễn ra các hoạt động giao tiếp. Đối với ngành
y, giao tiếp không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành và phát
triển nhân cách nghề nghiệp cho người điều dư mỡng mà còn là bộ phận cấu
thành của hoạt động nghề nghiệp, một thành phần quan trọng trong cấu trúc
năng lực nghề nghiệp của họ. Sự giao tiếp thuận lợi, đúng hướng của người
điều dưỡng với người bệnh không những là điều kiện cơ bản, tất yếu của hoạt
động cứu chữa con người mà còn là tác động chăm sóc, là phương thức, phương
tiện thực hiện mục đích của hoạt động này. Lòng nhân ái, tính nhạy cảm, nghệ
thuật giao tiếp, ứng xử của nhân viên y tế có vai trò to lớn, giúp cho việc chẩn
đoán, điều trị người bệnh và phòng bệnh có hiệu quả.
Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp
xúc tâm lý, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc,
tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau
Nói cách khác, giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ
người - người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể
khác.
Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các
hình thức khác nhau:
– Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân
– Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm
– Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng…
Giao tiếp vừa mang tính xã hội, vừa mang tính chất cá nhân. Tính xã hội
thể hiện ở chỗ nó được nảy sinh, hình thành trong xã hội và sử dụng các phương
tiện do con người làm ra, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tính cá nhân thể hiện ở nội dung, phạm vi, nhu cầu, phong cách, kỹ
năng… giao tiếp của mỗi người
66