Page 67 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 67
– Có kỹ năng thương thuyết, thuyết phục tốt để bảo vệ được quan điểm, lập
luận của mình; đồng thời tôn trọng ý kiến người khác; đừng vội khẳng định ý
kiến mình là đúng và của người đối thoại là sai.
– Nên đặt mình vào hoàn cảnh của người đối thoại để hiểu họ và làm rõ sự
khác biệt về điểm xuất phát giữa hai bên; biết khai thác những lý do về trách
nhiệm, về đạo đức và tính nhân văn để tăng sức thuyết phục đối với lập luận
của mình.
– Thiết lập các luận cứ vững chắc, nên có ví dụ cụ thể và thực tiễn minh hoạ
cho lập luận của mình; Đưa ra những phương án giả định để kích thích tranh
luận và cùng nhau tìm ra giải pháp tối ưu; dựa vào dữ liệu để chứng minh,
không để cảm xúc chi phối làm mất bình tĩnh và sơ hở khi tranh luận.
– Biết dừng lại đúng lúc khi cảm thấy đã đạt được một phần mục đích tranh
luận hoặc nhận thấy cuộc tranh luận bắt đầu vô bổ và đi quá xa làm sứt mẻ các
mối quan hệ khác.
4. Kỹ năng giao tiếp với người bệnh và người nhà người bệnh.
4.1. Mười nguyên tắc giao tiếp ứng xử với NB và NNNB.
4.1.1. Gọi được tên NB và NNNB:
- Xưng tên cá nhân: âm thanh ngọt ngào, thân thiện mà NB muốn nghe
- Nếu chưa biết tên NNNB: không gọi “ông kia../bà kia” mà “NNNB…”
- Hãy nói tên riêng của NB và NNNB khi chào hỏi, khi trao đổi, khi cảm
ơn, khi tạm biệt…
4.1.2. Lắng nghe:
- Lắng nghe điều không dễ
- Khi lắng nghe, cảm giác chân thực xuất hiện
- Những gì người khác nói và những gì chúng ta nghe có thể hoàn toàn khác
nhau
- Lắng nghe làm người nói được tôn trọng
4.1.3. Cười chân thật:
- Dịch vụ với nụ cười đã trở thành nguyên tắc “service with a smile”
- Hãy thực hiện nó với nụ cười chữ I, chữ A
60