Page 62 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 62
gỏng, buồn bực. Vì thế, đối với người bệnh, các y bác sĩ cần tỏ thái độ
thân tình, hỏi nhẹ nhàng, giải thích cặn kẽ để giải tỏa tâm lý lo sợ cho người
nhà.
Đối với nhân viên hành chính, làm việc ở khu vực văn phòng, nơi các hoạt
động giao tiếp có thể diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Vì thế, mỗi người
cần chú ý đến các phản ứng, nhu cầu nhất định về thể chất theo quy luật chung
của cơ thể. Chính vì vậy, giải lao giữa giờ, thay đổi hoạt động… là các biện
pháp quan trọng cho phép và hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin được diễn ra
một cách hiệu quả.
Ngoài những nguyên tắc phổ biến trên đây, kỹ năng ứng xử có văn hóa
đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần thực hiện những nguyên tắc cụ
thể sau:
a) Đúng vị thế, đúng chức trách.
b) Hiểu và tôn trọng đối tượng giao tiếp.
c) Tự trọng bản thân.
d) Hướng tới sự hài lòng của các bên.
e) Vì lợi ích và thương hiệu của cơ quan, vì mục tiêu công việc.
g) Hài hoà lợi ích, hạn chế xung đột.
3.2. Các loại giao tiếp với đồng nghiệp.
3.2.1. Kỹ năng giao tiếp với cấp trên:
* Yêu cầu chung khi giao tiếp với cấp trên:
a) Tôn trọng vị thế, tự hào và bảo vệ uy tín của cấp trên.
b) Chấp hành mệnh lệnh và sự phân công công việc của cấp trên.
c) Cần mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân hoặc các kiến nghị, đề xuất trước khi
lãnh đạo quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân và đơn vị.
d) Chia sẻ với cấp trên khi cơ quan đạt thành tích tốt; cảm thông và nỗ lực hoàn
thành tốt các công việc được giao để thiết thực giúp cấp trên và cơ quan khi
gặp khó khăn.
55