Page 65 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 65
- Minh bạch, rõ ràng và công bằng. Đối xử công bằng với cấp dưới, tránh
định kiến, thiên vị. Không được ép cấp dưới làm theo ý thích, tình cảm của
mình, không nên buộc nhân viên này làm một việc rất khó còn nhân viên kia
lại làm một việc rất dễ, mặc dù họ có cùng khả năng như nhau, mà phải đưa ra
hai việc, động viên họ tự lựa chọn, tỏ thái độ quan tâm, ưu đãi hơn đối với
người làm việc khó. Đặc biệt khi giao việc không được xuất phát từ ý đồ không
trong sáng “giao cho việc khó, vượt quá khả năng, rồi nếu không làm được thì
phê bình”…như vậy sẽ gây mâu thuẫn nội bộ.
- Hành vi, cử chỉ, thái độ khi giao tiếp với cấp dưới phải tôn trọng, không
dùng lời lẽ thiếu lịch sự.
- Giao tiếp luôn phải có hai chiều. Các cấp quản lý cũng cần phải hiểu xem
nhân viên phản hồi những gì. Tùy theo từng loại thông tin, có thể trao đổi trực
tiếp hoặc thăm dò; Kết quả sau đó cần được trao đổi một cách thẳng thắn và cởi
mở.
- Với mỗi vấn đề, cần có cách trao đổi với nhân viên cho phù hợp, có thể
trao đổi trực tiếp hoặc qua văn bản.
- Quan trọng hơn cả, dù cấp trên có chọn cách nào để giao tiếp với nhân
viên thì cũng luôn biết giữ khoảng cách, không để nhân viên “lấn sân”, coi
thường, nhưng cũng đừng quá xa cách. Một người cấp trên hoàn hảo là người
luôn được nhân viên tin tưởng, tôn trọng, là nơi nhân viên tìm đến khi có khúc
mắc trong công việc cũng như khi họ cần chia sẻ trong cuộc sống.
* Một số lỗi thường gặp khi giao tiếp, ứng xử với cấp dưới:
- Không tôn trọng cấp dưới, chỉ một mình thủ trưởng nói rồi bắt mọi người
trong đơn vị tuân theo.
- Nhìn nhận cấp dưới một cách hời hợt, chủ quan. Vì vậy, sử dụng ngôn từ
không phù hợp, thiếu lịch sự.
- Không quan tâm, lắng nghe để chia sẻ với những khó khăn của cấp dưới.
3.2.3. Kỹ năng giao tiếp với đồng cấp:
3.2.3.1.Một số lỗi thường gặp khi giao tiếp với người đồng cấp:
58