Page 66 - Giáo trình môn học Tâm ly-Giao tiếp-Giáo dục sức khỏe
P. 66
- Thiếu sự tự tin khi giao tiếp nên ngại nói chuyện với đồng cấp, nhất là
những nhân viên mới đi làm hoặc có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn
thấp hơn đồng cấp khác.
- Không tôn trọng người khác khi giao tiếp, nên có hành vi giao tiếp không
phù hợp như: sử dụng ngôn ngữ lời nói làm tổn thương người khác; nói xấu
đồng nghiệp sau lưng; trang phục không phù hợp với công việc và thiếu hòa
đồng…
- Thái độ thiếu thiện chí, trong nhiều tình huống người nghe (nhận tin) cáu
bẳn với người nói (gửi thông tin). Khi hai bên không có thiện chí với nhau,
thông tin thường bị uốn nắn theo hướng tiêu cực.
- Lôi kéo, bè phái nơi công sở. Đây là điều tối kỵ và cũng là điều khó tránh
nhất tại các công sở.
3.2.3.2.Một số kỹ năng cụ thể trong giao tiếp với người đồng cấp:
i/ Kỹ năng tranh luận:
Tranh luận là một hoạt động mang tính chất thường xuyên trong cơ quan,
đơn vị, đặc biệt là trong hội họp, hội thảo. Tranh luận là giải pháp nhằm góp
phần nâng cao chất lượng, tính đúng đắn, sự hợp tác của mọi người và có tính
khả thi cho công việc. Nếu các vấn đề được tranh luận một cách tích cực, từ đó
sẽ giúp tìm ra phương án tối ưu, đáp ứng yêu cầu công việc và các lợi ích khác.
Tranh luận nảy sinh khi một vấn đề có nhiều ý trái ngược nhau hoặc khi
các công việc dự kiến thực hiện, không đáp ứng được công bằng, hợp lý lợi ích
của các nhóm, các thành viên hoặc bộ phận trong đơn vị.
Tranh luận cũng xảy ra khi có sự mâu thuẫn giữa các nội dung không phù
hợp hoặc vấn đề hoàn toàn mới mẻ, chưa có tiền lệ, không có điều kiện tham
khảo kinh nghiệm từ các đối tác trong và ngoài cơ quan.
Để tranh luận với đồng cấp có kết quả, mỗi cán bộ, công chức cần chú ý:
– Khi phát biểu ý kiến, đảm bảo nội dung tranh luận nằm trong phạm vi thảo
luận; có tính bao quát cao và được minh họa bằng những ví dụ hay những con
số chọn lọc nhằm chứng minh cho những vấn đề sẽ được nêu thành kiến nghị.
59